- Ở nước ta, có nhiều cây cổ thụ giá trị được xem như là báu vật của làng quê. Dù được trả giá hàng tỷ, thậm chí cả trăm tỷ, nhưng dân làng quyết không bán.
Cây sanh trăm tuổi ở Nghệ An
Cây sanh ở bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa được công nhận
là cây di sản Việt Nam. Đây là cây thứ 3 ở Nghệ An được công nhận là cây di sản
sau cây lộc vừng ở đảo Ngư và cây sa mu ở vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con
Cuông).
Cây sanh nghìn tuổi ở Nghệ An |
Cây sanh này có tuổi đời đến nghìn năm được đánh giá là cây tự nhiên đẹp nhất Việt Nam. Cây cao 27 m, tán rộng khoảng 35 m. Gốc cây ôm lấy một tảng đá lớn rộng khoảng 5 m, dài hơn 7 m. Phía trên là khối đá nhỏ hơn có đường kính hơn 2 m, cao khoảng 3 m. Cả hai khối đá này được rễ cây sanh bao bọc xung quanh trông như hình một “mâm xôi, con gà”, thân cây thì được ví như "phượng múa rồng bay". Cũng có người cho rằng, hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày. Với đặc điểm tự nhiên này, cây cổ thụ được xem là có thế đẹp “độc nhất vô nhị”.
Nhiều người săn cây cảnh đã tìm đến để mua với giá hàng tỷ đồng nhưng người dân ở đây không bán. |
Cây được một thương lái vô tình phát hiện cách đây hơn chục năm. Sau khi được
phát hiện, nhiều người săn cây cảnh đã tìm đến để mua với giá hàng tỷ đồng nhưng
người dân ở đây không bán. Thậm chí có người còn muốn mua cả mảnh đất để sở hữu
cây sanh, tuy nhiên chủ nhân cũng không chịu mà xem đó là báu vật của làng.
Cả làng không ngủ bảo vệ 2 gốc sưa... triệu đô
Hai cây sưa hàng trăm năm tuổi ở chùa làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương
Mỹ, TP.Hà Nội) được xem là biểu tượng văn hóa, tâm linh của làng. Mỗi cây cao
hàng chục mét và đường kính hơn một mét, hai ba người ôm mới xuể. Người ta ví đó
là hai khối vàng ròng lộ thiên bởi giới buôn sưa sành sõi từng định giá có rẻ
lắm thì cũng bán được tầm 150 tỷ đồng.
Gốc sưa triệu đô ở làng Phụ Chính. |
Năm 2010, khi một số cành sưa gẫy đổ vì mưa bão, các cụ già trong thôn đã tổ chức họp bàn với dân làng khai thác thêm phần cành sưa già cỗi bán đấu giá lấy tiền sửa chùa và một số công trình phúc lợi khác. Nhiều lái gỗ đã tham gia đấu giá và một người ở làng Đồng Kị (Từ Sơn, Bắc Ninh) trúng đấu giá 2,506 m3 với số tiền 20,5 tỷ đồng.
Vết cắt của cành sưa giá 20,5 tỷ đồng. |
Sau thương vụ 20,5 tỷ đồng, làng Phụ Chính không có lấy một ngày yên ả. Sưa tặc chính hiệu từ khắp nơi kéo về đêm ngày phục kích chờ dân làng sơ hở. Làng Phụ Chính một mặt cắt cử người trong thôn luân phiên nhau canh gác 24/24, một mặt xây tường bao chung quanh gốc cây để bảo vệ. Không một giây phút dám lơ là, ấy vậy mà đám sưa tặc vẫn không chịu thua. Cách đây 3 năm, một trong hai nhánh ở cây sưa lớn hơn bị cắt trộm. Sau lần đó, hai cây sưa cổ được tăng cường bảo vệ nhằm đảm bảo một cách tuyệt đối.
Một số bậc cao niên trong làng liên tục nhận được những lời đe dọa kiểu này khi họ cố ra sức bảo vệ hai cây sưa |
"Báu vật" cổ thụ ở Quảng Ngãi
Khi những cánh rừng tự nhiên liên tục bị chặt phá một cách không thương tiếc thì
tại thôn A Mé, xã Ba Ngạc (Ba Tơ) và thôn Trà Ót, xã Trà Tân (Trà Bồng, Quảng
Ngãi) có một số cây sao xanh và cây chò được người dân bao đời nay trông coi như
là một “báu vật” quý giá.
Cách Quốc lộ 24B chừng 100m, đoạn qua xã Ba Ngạc (Ba Tơ) có hai cây sao xanh
tuổi đời hàng trăm năm, đường kính từ 1,5 - 2m, với 5, 6 người ôm, lá rất xanh
tốt. Hai cây này được xem như báu vật của thôn A Mé. Thời gian qua, bọn lâm tặc
liên tục đến gạ gẫm dân làng để mua nhưng dân làng không bán cái cây này với bất
kỳ giá nào, vì đó là biểu tượng hiên ngang của người Hrê ở đây.
Cây sao xanh này được người dân A Mé coi là báu vật nên gìn giữ cẩn thận |
Còn ở thôn Trà Ót, xã Trà Tân, cây chò của thôn tuy giá trị kinh tế không bằng
cây sao xanh ở làng A Mé, nhưng lại là cây di tích nên người dân luôn nỗ lực bảo
vệ. Ông Thân (xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh) - người được giao bảo vệ cây chò
này kể trên báo Quảng Ngãi: "Sau khi tôi đến ở có nhiều lâm tặc mua chuộc sự im
lặng của tôi để được đốn cây, nhưng tôi không đồng ý. Mua chuộc không được,
chúng hăm dọa, nhưng tôi nhất quyết không sợ".
Cây đại thụ dã hương 600 tuổi ở Nam Định
Đã gần 600 năm đi qua, mặc cho bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tạo hóa và
con người thay đổi, nhưng cây dã hương cổ thụ trên mảnh đất của thôn Dương Phạm
(huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), một trong số 2 "cụ" cây quý hiếm còn sót lại ở
nước ta và trên thế giới, vẫn còn trường tồn.
Cây dã hương cổ thụ, báu vật của làng Dương Phạm... |
Sự có mặt của “đại lão mộc tinh” đến ngày nay đã hé lộ biết bao điều kỳ bí về truyền thuyết, chứng tích của một làng quê vốn được coi là thanh bình, yên ả bấy lâu. Theo Nông nghiệp Việt Nam, cây cổ thụ này giống như Thành hoàng làng vậy. Thời chiến, cả khu di tích miếu vua bà và cây xoan dã như một pháo đài để bộ đội ta chống giặc. Đến thời bình, dân trong thôn có công to việc nhỏ đều đến gốc cây. Từ chuyện đặt móng xây nhà, đưa con đi thi đại học, đám cưới đám hỏi… đều nhờ cây phán hộ. Người dân thôn Dương Phạm xem cây dã hương như là một “báu vật” của làng, họ ngày đêm ra sức bảo vệ và gìn giữ.
Cây dã hương đại thụ nằm giữa làng Dương Phạm. |
Tháng 8/2012, những người thuộc Tổ chức Guiness Việt Nam về chơi đã đo đường
kính lớn nhất của cây là 16 mét. Đặc biệt, "cụ" dã hương nơi đây có nhiều tán
tỏa rộng, trông rất ấm cúng.
Từ chối 10 tỷ để giữ… 5 cây thị
Ở một vùng đất tỉnh Nghệ An có 5 cây thị tuổi đời 670 năm và được Hội Bảo vệ
thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây lớn
nhất có chu vi khoảng 15m, được đặt tên là cây thị tổ, cho mỗi quả nặng khoảng
1kg. Có cây già cỗi, ruột mục rỗng nhiều đời nay, tạo thành những cái hốc trong
ruột cây chứa được khoảng 3-5 người, nhưng cành, lá vẫn xanh tốt. Chủ nhân của 5
cây thị này là ông Lê Minh Thưởng (73 tuổi) và vườn thị “cổ thụ” an lạc trên địa
bàn làng Xuân Tình, thuộc xóm 2, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc.
Ông Lê Minh Thưởng đang giới thiệu với quan khách đến thăm, chiêm ngưỡng năm cây thị cổ trong vườn nhà ông. |
Ông Thưởng kể trên báo Lao Động: "Năm 2004, khi một tốp người Trung Quốc đóng giả là thương nhân Quảng Ninh tìm đến trả giá 5 cây thị 150.000USD, chúng tôi mới biết 5 cây thị của họ tộc để lại có giá trị vật chất lớn vậy. Nay thì hàng tuần nhiều người Việt mình đến gạ mua, có người trả giá hơn 10 tỷ đồng cả 5 cây, nhưng chúng tôi nhất quyết lắc đầu, không bán".
Cuối năm 2009, có mấy người từ Nam ra thăm quan, quá mê thích 5 cây thị nên đòi mua cả đất vườn với giá rất cao để làm Khu du lịch sinh thái. Không chỉ trả giá vườn thị, họ còn đòi mua những mảnh vườn của con cháu ông đang sống quanh đó với giá cao. Ông Thưởng phải từ chối khéo với lý do “đất hương hỏa của tổ tiên để lại, chúng tôi không thể bán được”.
Ông Thưởng đứng bên gốc cây thị được công nhận là Cây di sản Việt Nam. |
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)