Cuối cùng niềm tin về sự “đổi đời” khi đánh cược tính mạng với đại dương của ngư dân cũng ùa đến khi tin vui về những mẻ trúng đậm tiền tỷ đã xuất hiện nhiều hơn đối với nghề “sờ vú nàng”.
TIN BÀI KHÁC
Lãng xẹt 2 cô gái nhảy sông thử người yêu
Những cạm bẫy của phận nữ nhi đánh giày
Sao Việt nude: Những cú sốc với dư luận
Chuyến tàu may mắn
Thuyền trưởng của chuyến tàu đầy may mắn ấy là Lê Túc, 44 tuổi, xã An Hải, huyện
Lý Sơn, Quảng Ngãi, sau hơn một tháng trời lênh đênh trên biển, anh Túc đã cùng
các thuyền viên của mình may mắn trúng đậm hơn 1,5 tấn hải sâm (hay còn gọi là
“vú nàng”). Tin vui này nhanh chóng lan rộng khắp huyện đảo khiến những người
dân càng thêm phấn khích với nghề “ăn sóng nằm gió” nơi đại dương đầy bão táp.
Hơn 10 năm lao vào cuộc săn hải sâm biển, đây có lẽ là chuyến tàu trúng đậm nhất
của anh Túc và các thuyền viên đi trên chuyến tàu QNg 66 029 TS. |
Chuyến đi vừa rồi, tàu của anh Túc ra quần đảo Trường Sa vào ngày 11/4. Lúc đầu, các thợ lặn cũng chỉ tìm thấy lèo tèo một số con hải sâm, nhưng sau đó một thuyền viên trên tàu đã may mắn tìm được “ổ” hải sâm, và các thuyền viên cứ thế tập trung khai thác. Hơn một tháng rưỡi trên biển, ngày 28/5, tàu của anh Lê Túc về đất liền, mang theo 1,5 tấn hải sâm, bán được hơn 2,3 tỷ đồng.
Nhắc lại chuyện vui, anh Túc không giấu giếm niềm phấn khởi. Anh bảo, những chuyến đi trước chỉ trúng lẻ tẻ được mấy trăm triệu, cao nhất được 600 triệu, trừ chi phí cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng lần này “hên” quá. Nhờ có chuyến đi may mắn này nên các thuyền viên đều có tiền lót túi ít nhất 100 triệu, cao hơn thì 200 triệu, số tiền đáng mơ ước chỉ sau một tháng. “Cũng nhờ có nghề này mà giờ cuộc sống tui được đổi khác, nuôi được con cái ăn học đầy đủ, thoát khỏi cảnh nghèo”.
Cuộc sống của anh Túc giờ cũng khấm khá hơn khi 2 con đều đang học đại học và cao đẳng. Thế nhưng, không phải ai cứ đổ xô ra biển bám nghề là gặp điềm may, đã
có biết bao thợ lặn trên huyện đảo Lý Sơn từng phải trả giá đắt với ước mơ “đổi
đời”.
Những vành khăn trắng vì...hải sâm
Hải sâm đã mang lại sự giàu có cho hàng trăm ngư dân Lý Sơn, thế nhưng cũng chính vì hải sâm mà thời gian qua đã có hàng chục ngư dân đất đảo vĩnh viễn nằm lại dưới lòng đại dương; rất nhiều người khác phải mang thương tật suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nói về tài lặn của ngư dân đất đảo, cựu lão ngư Nguyễn Phận (70 tuổi), ở thôn An
Hải không khỏi tự hào, ngày trước chỉ cần ôm một cục sắt, hay chì nặng từ 3-7kg
thì nhiều ngư dân ở đây đã có thể lặn sâu 20-30m, thậm chí đến 40m để bắt cá,
tôm. Còn hiện nay, nhờ có máy nén khí, áo lặn... tuy những thứ này chỉ là "thủ
công" so với những dụng cụ của các thợ lặn chuyên nghiệp nhưng ngư dân Lý Sơn có
thể lặn sâu đến 70-80m, còn chuyện lặn ở mức nước 40-60m thì "đếm mỏi miệng"
cũng chưa hết.
Theo thống kê của cơ quan chức năng Lý Sơn vào tháng 5/2008, thì số người hành
nghề lặn chiếm đến khoảng 92%; trong đó số tham gia lặn hải sâm chiếm trên 80%,
nhưng hiện nay, toàn đảo ngư dân chỉ còn 4 tàu thuyền bám trụ với nghề, còn lại
bỏ dần hết vì ngư dân luôn phải đối diện với hiểm nguy từ phận đánh cược tính
mạng với “Hải bá”.
Hải sâm ở nước ta thường được phân bố và sống ở các khu vực gần các quần đảo, dãy đá ngầm ngoài khơi xa, dưới độ sâu từ 30-90m so với mặt nước biển; mặt khác để bắt hải sâm, ngư dân không thể dùng các ngư cụ thông thường, như lưới, câu... mà phải lặn xuống và dùng tay để bắt. Cho nên từ trước đến nay, khai thác loại hải sản này luôn là một công việc được xem là vô cùng nguy hiểm.
Gần 50 năm hành nghề thợ lặn, bác Bùi Tường, (67 tuổi), ở thôn An Hải trầm ngâm: Đối với những người hành nghề lặn, nhất là săn bắt hải sâm đất đảo, một khi đã bước xuống nước rồi thì không ai có thể biết mình sống chết lúc nào. Máy nén (để cung cấp khí), dây dẫn hơi cho người lặn bị tắt, bể; một chút sơ sẩy, vội vàng, hay "non tay nghề" trong khi trở lên lại mặt nước mà cánh thợ lặn thường gọi là quá trình giảm áp không đúng, thì thợ lặn sẽ bị mất mạng như chơi.
Thợ lặn Lý Sơn đang hành nghể trên biển |
Theo kinh nghiệm, thợ lặn lâu năm ở đây cho biết: Ở độ sâu từ 30-80m, trước khi trồi lên mặt nước, thợ lặn phải dừng lại ít nhất là 3 lần ở 3 độ sâu khác nhau, với thời gian nghỉ tuỳ theo từ 15-60 phút để cơ thể thích nghi dần trở lại với áp lực bình thường. Nếu không cẩn thận, thiếu kinh nghiệm thì thợ lặn sẽ bị chết ngay lập tức, còn nếu nhẹ cũng bị bại, tê liệt chân tay.
Mặt khác khi lặn xuống nếu phát hiện trong nước có hình giống các khoanh tròn, mà dân lặn còn gọi là "nước dầu" thì lập tức dừng lại và trở lên, vì đây là vùng "nước độc" rất nguy hiểm đến tính mạng của thợ lặn. Nhiều rủi ro là vậy, nhưng do giá trị kinh tế của hải sâm quá cao, mang lại thu nhập lớn cho nên dù dụng cụ hỗ trợ cho thợ lặn khá đơn giản...nhiều ngư dân vẫn bị hải sâm "hút hồn" để rồi phải bỏ mạng.
Từ năm 2002 đến nay, toàn huyện đã có hơn 50 ngư dân bị tử nạn. Trong những trường hợp chết và tê liệt, ước tính số liên quan đến lặn hải sâm chiếm không dưới 50%. Riêng trên địa bàn xã An Vĩnh, số chết và bị liệt do lặn hải sâm trên 20 trường hợp. Nhiều người chết khi tuổi đời còn rất trẻ, như anh Bùi Văn Danh ở Khu dân cư số 6 chết năm 2007, khi mới 21 tuổi.
Vì lặn nên những ngày còn lại của cuộc đời, ngư dân Nguyễn Vui đành gắn chặt đời mình với chiếc giường và xe lăn |
Sau lần lặn hải sâm vào khoảng năm 2006, anh Dương Hồng Miết, ở khu dân cư số 10 đã bị sức ép của nước dẫn đến "toàn thân bất toại". Dù nhà rất nghèo, nhưng gia đình vẫn cố chạy vạy khắp nơi để vay mượn gần 40 triệu đồng, đưa anh đi chữa trị khắp nơi. Thế nhưng tiền thì hết, nhưng bệnh tình vẫn không khỏi. Kiếp sống thực vật của anh Miết kéo dài đến khoảng giữa năm 2007 thì chấm dứt, bỏ lại cho người vợ trẻ 4 đứa con thơ dại.
Một trường hợp thương tâm khác là anh Nguyễn Vui (sinh 1981), ở xã An Vĩnh. Với vóc người cao gần 1,7m, gương mặt điển trai, Vui đã từng được rất nhiều người con gái đất đảo thầm thương, trộm nhớ. Vậy mà trong một lần đi lặn tại TP Hải Phòng vào đầu 2007, Vui đã gặp sự cố và bị liệt nửa người.
Tuy gia đình chẳng khá giả gì nhưng anh em trong gia đình và người thân trong họ đã gom góp tiền để đưa Vui đi điều trị ở các bệnh viện lớn trong nước. Gia đình Vui cho biết, số tiền chạy chữa đã gần 200 triệu đồng, nhưng tình trạng bệnh tình của Vui vẫn không khá lên tí nào. Mọi sinh hoạt của Vui giờ đây đều trông chờ vào sự giúp đỡ của người thân trong nhà. Không giấu nổi những giọt nước mắt đang chảy dài trên má, Vui nghẹn ngào: "Đời em thế là hết, nếu biết thế này, thì có lẽ...".
Có thể nói hiện nay đối với ngư dân trên Lý Sơn thì lặn hải sâm đang trở thành vấn đề đang được ngư dân quan tâm nhất và hy vọng tin vui từ anh Lê Túc sẽ khiến người dân đầu tư công sức, phương tiện máy móc tiếp tục bám biển với nghề “sờ vú nàng” giữa đại dương.
(Theo Bưu điện Việt Nam)