TIN BÀI KHÁC
Học sinh lớp 10 giết người ngay trước cổng trường
Vụ nhậu cô gái chết thảm, ông Viện trưởng lên tiếng
Học sinh cưỡi Vespa, xế hộp đi khai giảng
Bác sĩ tiết lộ: Vì sao bé Bích sống sót kỳ diệu?
Làm chuyện bỉ ổi với bé 13 tuổi vì mê "phim mát"
Vụ nhậu cô gái chết thảm, ông Viện trưởng lên tiếng
Học sinh cưỡi Vespa, xế hộp đi khai giảng
Bác sĩ tiết lộ: Vì sao bé Bích sống sót kỳ diệu?
Làm chuyện bỉ ổi với bé 13 tuổi vì mê "phim mát"
Mua nữ trang trọng lượng nhẹ hơn
“Cơn bão” giá vàng lập đỉnh rồi đột ngột giảm xuống khiến nhiều nhà đầu tư giật mình thon thót vì lo lỗ vốn, hoạt động mua bán vàng mặc dù không còn ồ ạt như trước nhưng vẫn “sốt sình sịch”.
Tại các cửa tiệm vàng những ngày này lúc nào cũng chật kín người. Không chỉ có các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” chờ vàng lên xuống mà nhiều đôi bạn trẻ cũng như ông già, bà già chen lấn để mua được một vài chỉ vàng tặng con chuẩn bị cho ngày cưới sắp tới. “Ơn trời, giá vàng đã giảm nhưng vẫn còn cao quá!” – Đó là tâm sự rất thật của không ít người dân có mặt tại phố vàng Trần Nhân Tông.
Nhiều cặp uyên ương chọn trang sức đơn giản, trọng lượng nhẹ để giảm giá thành thay vì chọn bộ cầu kỳ, đắt giá.
“Trong thời điểm này, khi các nhà đầu tư đang dè dặt mua bán thì nhiều người Hà Nội lại tranh thủ đến hiệu vàng để mua trang sức”, đại diện của một doanh nghiệp cho hay.
Mặc dù vậy, cơn sốt giá vàng cũng phần nào tác động đến thói quen sắm nữ trang cưới của người dân. Nếu như năm ngoái, các loại kiềng vàng 3, 5 và 10 chỉ rất hút khách thì năm nay, nhu cầu mua kiềng 3 đến 5 chỉ có vẻ trội hơn.
Đặc biệt là những bộ nữ trang có trọng lượng nhẹ được người dân lựa chọn nhiều hơn bao giờ hết. “Đám cưới có rất nhiều thứ phải chi tiêu. Chúng tôi dành dụm ra 6 triệu đồng để mua nhẫn cưới. Giá mà vàng rẻ hơn thì chúng tôi có thể kiếm được một đôi nhẫn đẹp nhưng vàng đang cao đỉnh điểm, mặc dù có “hạ nhiệt” hơn so với trước nhưng vẫn ở ngưỡng ngất ngưởng, chúng tôi chỉ dám chọn đôi xấu xấu, nhè nhẹ, vừa vặn với số tiền 6 triệu đồng như kế hoạch đã định sẵn” – Cô dâu trẻ Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Khi ghé vào các cửa hàng bán đồ trang sức, khách hàng luôn nhận được những lời giới thiệu về những mẫu sản phẩm trang sức mới của mùa cưới năm nay với cách chế tác giúp giá thành rẻ hơn rất nhiều. Chẳng hạn, tại PNJ, bộ kiềng vòng mới chỉ có trọng lượng từ 3 – 5 chỉ thay vì từ 7 – 9 chỉ như trước đây. Cả bộ sản phẩm với dây cổ, lắc, bông tai từ 6 – 8 chỉ/bộ thay vì trước đây phải từ 10 – 15 chỉ/bộ. Nữ trang vàng 24K thường có giá khá cao, PNJ cũng đã linh hoạt tạo thêm nhiều lựa chọn cho các khách hàng bằng việc giới thiệu các sản phẩm nữ trang bộ thay thế bằng chất liệu vàng 22K (hay còn gọi là vàng 92). Trung bình, chi phí cho một sản phẩm vàng 22K cùng trọng lượng sẽ thấp hơn vàng 24K từ 2 đến 4 triệu đồng.
Nhân viên bán hàng tại các quầy hàng SJC Hà Nội cũng thừa nhận: Nếu mọi năm, khách hàng ưa thích những bộ nữ trang cầu kỳ thì giờ họ lại chuộng những bộ đơn giản, ít họa tiết, vì đó cũng là yếu tố giúp giảm giá thành. Nhiều khách hàng đến đây hỏi thăm và chọn mua bộ nữ trang một lượng đến 1,2 lượng vàng là nhiều, còn lại, số người mua bộ lượng rưỡi thì ít hơn. Trong khi đó, năm ngoái, loại lượng rưỡi lại bán khá nhanh, nhiều khi còn “cháy hàng”.
Nở rộ nhẫn cưới bạc
“Điều ngạc nhiên là năm nay, nhiều khách hàng tới mua, câu đầu tiên mở lời đều dặn dò trước với nhân viên bán hàng: “Tư vấn cho tôi xem bộ nào rẻ rẻ chút”. Giá vàng bây giờ đang tăng ngoài dự đoán của người tiêu dùng. Có lẽ vì vậy mà người dân chỉ dám chọn loại trang sức giá rẻ, gọi là mua để tượng trưng, không dám mua nhiều hoặc đồ cao sang” – Chủ doanh nghiệp vàng trên đường Nguyễn Trãi tâm sự.
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, một số công ty vàng bạc còn cho ra mắt trang sức bằng bạc. Các trang sức bạc được mạ vàng trắng, xi bạch kim về hình thức vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ mà giá cả rất “mềm” phù hợp với túi tiền của nhiều người, đặc biệt là dân lao động nghèo, công nhân. Chỉ cần 1 – 2 triệu đồng, các bạn trẻ đã có một bộ trang sức cưới mà bề ngoài… đẹp không khác gì một bộ vàng trắng, bạch kim.
Xu hướng chọn mua nhẫn cưới bạc đang trở nên thịnh hành hơn trong thời buổi vàng "bão giá".
“Nhiều người cứ lo lắng rằng nhẫn cưới bạc thì tình cảm bạc bẽo giống như dân gian xưa hay quan niệm. Nhưng khi tới đây, họ thấy rằng: Rất nhiều người đi mua nhẫn cưới bạc nên họ cũng thở phào, bớt lăn tăn, suy nghĩ. Hơn nữa, độ bền, sáng của lớp mạ bên ngoài của sản phẩm này kéo dài đến 10 năm, sau đó khách hàng có thể đi tráng lại” – Một nhân viên bán hàng tư vấn người tiêu dùng.
Hiện nay các mẫu trang sức bạc bán tại các cửa hàng không nhiều song khách hàng có thể chọn mẫu theo catalogue và đặt cửa hàng chế tác. Giá trị sản phẩm được tính bằng hàm lượng bạc, đá đính kèm (nếu có) và tiền công. Theo đó, cặp đôi có thể sở hữu một cặp nhẫn cưới chỉ từ 300.000đ trở lên.
Chọn đô thay vàng
Để chọn mua trang sức làm của hồi môn cho con gái về nhà chồng, bà Hoa, cư ngụ tại Phố Huế (Hà Nội) đã mất vài ngày đi khắp các cửa hàng trang sức trong địa bàn để tìm hiểu, tuy nhiên, do giá vàng tăng cao, bà khó chọn được bộ trang sức vừa ý.
“Hiện tại, dành dụm tiết kiệm mãi, tôi chỉ có trong tay 4 triệu đồng, nếu mua vàng thì cũng chẳng mua nổi 1 chỉ, tôi quyết định mua đô để tặng cho 2 đứa nó” – bác Mai không khỏi đắn đo suy nghĩ khi chọn quà tặng cho con gái trong ngày lễ thành hôn.
“Có lẽ nếu nhận vàng như bao người khác, mình sẽ không có được niềm vui như thế này khi mẹ tặng một bọc tiền đô. Giữ đô thay vàng, chờ giá lên cũng là một lựa chọn thông minh trong lúc này” – chị Thu Hoài (Ba Đình, Hà Nội) nói.
Thuê trang sức cho ngày thành hôn
Một xu thế khác đang trở nên phổ biến và bắt đầu nở rộ từ 1 – 2 năm gần đây đó là thuê… trang sức cưới.
“Tôi cứ lần lữa mãi không mua, bạn trai tôi bảo: Chờ tới gần mùa cưới, nhiều mẫu mã mới ra, đẹp hơn, sẽ có nhiều lựa chọn hơn nhưng giờ thì vàng cao quá, ngoài sức chi trả của cả 2 vợ chồng” – Thu (sinh năm 83, quê gốc Thanh Hóa) bày tỏ.
Cũng cùng chung cảnh ngộ, những người llao động chân tay, là công nhân như Hoàng và Vy, việc mua trang sức vàng đều trở nên quá xa xỉ. Tháng 10 tới, họ sẽ cưới và chú rể tương lai đã quyết định thuê nữ trang chứ không mua, chỉ sắm cặp nhẫn để làm kỷ niệm.
"Với mức giá như hiện nay, để mua một bộ trang sức 5 đến 6 chỉ cũng ngốn gần 20 triệu. Điều này nằm ngoài khả năng của những người làm công nhân lương 'ba cọc ba đồng' như tụi em", Hoàng và Vy bộc bạch.
Theo khảo sát của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, tại các cửa hàng kinh doanh đồ trang sức, nhu cầu thuê trang sức ngày cưới đang tăng lên đột biến. Bà Phạm Lan Hương, quản lý tiệm trang sức trên đường Láng (Hà Nội) cho biết: Khi giá vàng trong nước đang giữ ở mức cao, lượng khách thuê trang sức cao hơn khoảng 30% so với năm ngoái.
“Có cô dâu đến thuê cả cho chú rể, bố mẹ đẻ, anh chị em trong gia đình lên tới 20 bộ”, bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, không lâu nữa thị trường này sẽ phát triển cho những khách hàng ít tiền nhưng thích làm đẹp. Hầu hết các loại trang sức được thuê bao gồm trang sức Hàn Quốc, xi mạ, bạc, hoặc gắn đá màu nhân tạo... thiết kế sắc sảo, đẹp mắt.
Mức phí thuê trang sức cưới khoảng 500.000 đến một triệu đồng mỗi bộ tùy loại. Giá phí mỗi loại trang sức được tính 18 - 30% giá trị sản phẩm, tùy chất liệu, kiểu dáng.
(Theo GDVN)
“Cơn bão” giá vàng lập đỉnh rồi đột ngột giảm xuống khiến nhiều nhà đầu tư giật mình thon thót vì lo lỗ vốn, hoạt động mua bán vàng mặc dù không còn ồ ạt như trước nhưng vẫn “sốt sình sịch”.
Tại các cửa tiệm vàng những ngày này lúc nào cũng chật kín người. Không chỉ có các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” chờ vàng lên xuống mà nhiều đôi bạn trẻ cũng như ông già, bà già chen lấn để mua được một vài chỉ vàng tặng con chuẩn bị cho ngày cưới sắp tới. “Ơn trời, giá vàng đã giảm nhưng vẫn còn cao quá!” – Đó là tâm sự rất thật của không ít người dân có mặt tại phố vàng Trần Nhân Tông.
“Trong thời điểm này, khi các nhà đầu tư đang dè dặt mua bán thì nhiều người Hà Nội lại tranh thủ đến hiệu vàng để mua trang sức”, đại diện của một doanh nghiệp cho hay.
Mặc dù vậy, cơn sốt giá vàng cũng phần nào tác động đến thói quen sắm nữ trang cưới của người dân. Nếu như năm ngoái, các loại kiềng vàng 3, 5 và 10 chỉ rất hút khách thì năm nay, nhu cầu mua kiềng 3 đến 5 chỉ có vẻ trội hơn.
Đặc biệt là những bộ nữ trang có trọng lượng nhẹ được người dân lựa chọn nhiều hơn bao giờ hết. “Đám cưới có rất nhiều thứ phải chi tiêu. Chúng tôi dành dụm ra 6 triệu đồng để mua nhẫn cưới. Giá mà vàng rẻ hơn thì chúng tôi có thể kiếm được một đôi nhẫn đẹp nhưng vàng đang cao đỉnh điểm, mặc dù có “hạ nhiệt” hơn so với trước nhưng vẫn ở ngưỡng ngất ngưởng, chúng tôi chỉ dám chọn đôi xấu xấu, nhè nhẹ, vừa vặn với số tiền 6 triệu đồng như kế hoạch đã định sẵn” – Cô dâu trẻ Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Khi ghé vào các cửa hàng bán đồ trang sức, khách hàng luôn nhận được những lời giới thiệu về những mẫu sản phẩm trang sức mới của mùa cưới năm nay với cách chế tác giúp giá thành rẻ hơn rất nhiều. Chẳng hạn, tại PNJ, bộ kiềng vòng mới chỉ có trọng lượng từ 3 – 5 chỉ thay vì từ 7 – 9 chỉ như trước đây. Cả bộ sản phẩm với dây cổ, lắc, bông tai từ 6 – 8 chỉ/bộ thay vì trước đây phải từ 10 – 15 chỉ/bộ. Nữ trang vàng 24K thường có giá khá cao, PNJ cũng đã linh hoạt tạo thêm nhiều lựa chọn cho các khách hàng bằng việc giới thiệu các sản phẩm nữ trang bộ thay thế bằng chất liệu vàng 22K (hay còn gọi là vàng 92). Trung bình, chi phí cho một sản phẩm vàng 22K cùng trọng lượng sẽ thấp hơn vàng 24K từ 2 đến 4 triệu đồng.
Nhân viên bán hàng tại các quầy hàng SJC Hà Nội cũng thừa nhận: Nếu mọi năm, khách hàng ưa thích những bộ nữ trang cầu kỳ thì giờ họ lại chuộng những bộ đơn giản, ít họa tiết, vì đó cũng là yếu tố giúp giảm giá thành. Nhiều khách hàng đến đây hỏi thăm và chọn mua bộ nữ trang một lượng đến 1,2 lượng vàng là nhiều, còn lại, số người mua bộ lượng rưỡi thì ít hơn. Trong khi đó, năm ngoái, loại lượng rưỡi lại bán khá nhanh, nhiều khi còn “cháy hàng”.
Nở rộ nhẫn cưới bạc
“Điều ngạc nhiên là năm nay, nhiều khách hàng tới mua, câu đầu tiên mở lời đều dặn dò trước với nhân viên bán hàng: “Tư vấn cho tôi xem bộ nào rẻ rẻ chút”. Giá vàng bây giờ đang tăng ngoài dự đoán của người tiêu dùng. Có lẽ vì vậy mà người dân chỉ dám chọn loại trang sức giá rẻ, gọi là mua để tượng trưng, không dám mua nhiều hoặc đồ cao sang” – Chủ doanh nghiệp vàng trên đường Nguyễn Trãi tâm sự.
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, một số công ty vàng bạc còn cho ra mắt trang sức bằng bạc. Các trang sức bạc được mạ vàng trắng, xi bạch kim về hình thức vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ mà giá cả rất “mềm” phù hợp với túi tiền của nhiều người, đặc biệt là dân lao động nghèo, công nhân. Chỉ cần 1 – 2 triệu đồng, các bạn trẻ đã có một bộ trang sức cưới mà bề ngoài… đẹp không khác gì một bộ vàng trắng, bạch kim.
“Nhiều người cứ lo lắng rằng nhẫn cưới bạc thì tình cảm bạc bẽo giống như dân gian xưa hay quan niệm. Nhưng khi tới đây, họ thấy rằng: Rất nhiều người đi mua nhẫn cưới bạc nên họ cũng thở phào, bớt lăn tăn, suy nghĩ. Hơn nữa, độ bền, sáng của lớp mạ bên ngoài của sản phẩm này kéo dài đến 10 năm, sau đó khách hàng có thể đi tráng lại” – Một nhân viên bán hàng tư vấn người tiêu dùng.
Hiện nay các mẫu trang sức bạc bán tại các cửa hàng không nhiều song khách hàng có thể chọn mẫu theo catalogue và đặt cửa hàng chế tác. Giá trị sản phẩm được tính bằng hàm lượng bạc, đá đính kèm (nếu có) và tiền công. Theo đó, cặp đôi có thể sở hữu một cặp nhẫn cưới chỉ từ 300.000đ trở lên.
Chọn đô thay vàng
Để chọn mua trang sức làm của hồi môn cho con gái về nhà chồng, bà Hoa, cư ngụ tại Phố Huế (Hà Nội) đã mất vài ngày đi khắp các cửa hàng trang sức trong địa bàn để tìm hiểu, tuy nhiên, do giá vàng tăng cao, bà khó chọn được bộ trang sức vừa ý.
“Hiện tại, dành dụm tiết kiệm mãi, tôi chỉ có trong tay 4 triệu đồng, nếu mua vàng thì cũng chẳng mua nổi 1 chỉ, tôi quyết định mua đô để tặng cho 2 đứa nó” – bác Mai không khỏi đắn đo suy nghĩ khi chọn quà tặng cho con gái trong ngày lễ thành hôn.
Một số các ông bố, bà mẹ đã tặng con đô la thay cho vàng.
“Có lẽ nếu nhận vàng như bao người khác, mình sẽ không có được niềm vui như thế này khi mẹ tặng một bọc tiền đô. Giữ đô thay vàng, chờ giá lên cũng là một lựa chọn thông minh trong lúc này” – chị Thu Hoài (Ba Đình, Hà Nội) nói.
Thuê trang sức cho ngày thành hôn
Một xu thế khác đang trở nên phổ biến và bắt đầu nở rộ từ 1 – 2 năm gần đây đó là thuê… trang sức cưới.
Cũng cùng chung cảnh ngộ, những người llao động chân tay, là công nhân như Hoàng và Vy, việc mua trang sức vàng đều trở nên quá xa xỉ. Tháng 10 tới, họ sẽ cưới và chú rể tương lai đã quyết định thuê nữ trang chứ không mua, chỉ sắm cặp nhẫn để làm kỷ niệm.
"Với mức giá như hiện nay, để mua một bộ trang sức 5 đến 6 chỉ cũng ngốn gần 20 triệu. Điều này nằm ngoài khả năng của những người làm công nhân lương 'ba cọc ba đồng' như tụi em", Hoàng và Vy bộc bạch.
Theo khảo sát của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, tại các cửa hàng kinh doanh đồ trang sức, nhu cầu thuê trang sức ngày cưới đang tăng lên đột biến. Bà Phạm Lan Hương, quản lý tiệm trang sức trên đường Láng (Hà Nội) cho biết: Khi giá vàng trong nước đang giữ ở mức cao, lượng khách thuê trang sức cao hơn khoảng 30% so với năm ngoái.
“Có cô dâu đến thuê cả cho chú rể, bố mẹ đẻ, anh chị em trong gia đình lên tới 20 bộ”, bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, không lâu nữa thị trường này sẽ phát triển cho những khách hàng ít tiền nhưng thích làm đẹp. Hầu hết các loại trang sức được thuê bao gồm trang sức Hàn Quốc, xi mạ, bạc, hoặc gắn đá màu nhân tạo... thiết kế sắc sảo, đẹp mắt.
Mức phí thuê trang sức cưới khoảng 500.000 đến một triệu đồng mỗi bộ tùy loại. Giá phí mỗi loại trang sức được tính 18 - 30% giá trị sản phẩm, tùy chất liệu, kiểu dáng.
(Theo GDVN)