Dường như cả thế giới đang quay cuồng trong cơn sốt vàng khi giá thứ kim loại quý này tăng cao kỷ lục. Không chỉ bán trang sức, mua vàng miếng, bỏ việc đi đào vàng, tình trạng tội phạm liên quan đến vàng đang gióng lên hồi chuông báo động.
TIN BÀI KHÁC
Trong bối cảnh các đồng tiền mất giá, cổ phiếu thành mớ giấy lộn, kinh tế suy
thoái, sự "điên loạn" với thứ kim loại màu lấp lánh này đang lan khắp toàn cầu.
Theo hãng tin Reuters cuối tuần qua, không ít người dân kiếm kha khá từ vàng có
trong nhà. Trong một cửa hàng ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản), một phụ nữ trung niên
sang trọng bước vào, thảy lên mặt bàn hơn 30 chiếc nhẫn đủ chủng loại "quà tặng"
của chồng cũ và bạn trai từ những năm 1980, thời kỳ hoàng kim của kinh tế Nhật
Bản". Tôi không thể quên sự thay đổi trên gương mặt của người phụ nữ khi nhìn
thấy con số 200.000 yen (2.600 USD)", chủ cửa hàng, ông Okiyama nói, "bà ấy tỏ
ra thực sự vui mừng".
Một cửa hàng vàng tại Agartala, Ấn Độ (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, bên cạnh những nụ cười thì cơn sốt vàng cũng khiến tình trạng tội
phạm có liên quan gia tăng mạnh mẽ. Từ Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống
nhất), Casablanca (Morocco), Pathanamthitta (Ấn Độ) và nhiều nơi khác trên thế
giới chứng kiến những vụ cướp hiệu vàng quy mô lớn trong những tuần gần đây. Tại
Gana, chủ hiệu vàng bị bắt vì tội lừa đảo khi tự mình trói chân tay và tuyên bố
số vàng định giao cho khách hàng bị cướp mất. Các vụ cướp giật đồ trang sức trên
đường phố khiến Anh, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ phải lên tiếng báo động.
Tại Anh, bắt đầu từ tháng 9 này cảnh sát thủ đô London đã triển khai hơn 1.000 nhân viên để bảo vệ trẻ em khỏi bị cướp trên đường đến trường. Trước đó, các hiệu bán đồ cũ đã ký kết thỏa thuận với cảnh sát chia sẻ thông tin về các đồ vàng bạc không rõ nguồn gốc mua bán trên thị trường. Theo hãng tin BBC (Anh) thậm chí, có một số vụ cảnh sát đã phát hiện cả những chiếc vòng cổ còn dính máu trong các hiệu cầm đồ. Lực lượng cảnh sát OCLCO, đơn vị chống tội phạm có tổ chức của Pháp cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, đã xảy ra 183 vụ cướp nữ trang có vũ khí, tăng 45 vụ so với cùng kì năm ngoái.
Tại Anh, bắt đầu từ tháng 9 này cảnh sát thủ đô London đã triển khai hơn 1.000 nhân viên để bảo vệ trẻ em khỏi bị cướp trên đường đến trường. Trước đó, các hiệu bán đồ cũ đã ký kết thỏa thuận với cảnh sát chia sẻ thông tin về các đồ vàng bạc không rõ nguồn gốc mua bán trên thị trường. Theo hãng tin BBC (Anh) thậm chí, có một số vụ cảnh sát đã phát hiện cả những chiếc vòng cổ còn dính máu trong các hiệu cầm đồ. Lực lượng cảnh sát OCLCO, đơn vị chống tội phạm có tổ chức của Pháp cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, đã xảy ra 183 vụ cướp nữ trang có vũ khí, tăng 45 vụ so với cùng kì năm ngoái.
Columbia, một trong những quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới cho biết,
sự hấp dẫn của thứ kim loại quý hiếm này đang khiến cuộc nội chiến của nước này
trầm trọng hơn. Hội đồng các vấn đề khu vực bắc bán cầu (COHA) đánh giá, giá
vàng tăng kỷ lục khiến nội chiến ở Colombia có thêm một mặt trận mới khi các
nhóm vũ trang và du kích nhằm vào các mỏ vàng thay thế cho nguồn thu mất đi từ
ma túy. Tại Guyana, một quốc gia vùng Nam Mỹ, cảnh sát cho biết, giá vàng tăng
kỷ lục kéo theo tình trạng tội phạm khi trong vài tháng qua đã có tới 26 người
bị giết trong các mỏ vàng.
Munehiro Otsuki, quản lý một cửa hàng vàng tại quận Shinjuku, Tokyo (Nhật Bản)
cho biết, "thứ hàng kinh tởm nhất mà tôi từng giao dịch là một chiếc răng hỏng
bọc vàng từ người bà đã chết của một khách hàng". Không chỉ vậy, cửa hàng của
ông Otsuki cũng chứng kiến khách hàng mang bán dăm bức tượng Phật tưởng là bằng
vàng nhưng thực ra làm bằng đồng.
|
(Theo Đất Việt)