Đã hơn 10 ngày nay, các xã Cai Kinh, Hòa Lộc của huyện Hữu Lũng, xã Đồng Bành của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn nhộn nhịp mùa thu hoạch na. Bà con chưa kịp phấn khởi về một mùa na bội thu lại đã buồn vì giá na giảm thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm các năm trước.
TIN BÀI KHÁC
Vì sao y tá cứu thương cho Luyện bị khởi tố?
Lạ kỳ rừng thông uốn cong hình chữ J
Lộ video cuộc sống riêng tư của Gaddafi
Lạ kỳ rừng thông uốn cong hình chữ J
Lộ video cuộc sống riêng tư của Gaddafi
Dọc theo Quốc lộ 1A, từ Hà Nội về Lạng Sơn, xuôi theo xã Cai Kinh, xã Hòa Lộc,
xã Đồng Bành của huyện Chi Lăng, bên phải là các cánh rừng trồng bạch đàn, còn
bên trái lởm chởm núi đá tai mèo lại phủ xanh mướt một màu của na. Đất tốt, hợp
khí hậu, cây na ở đây phát triển rất nhanh và cho trái chỉ sau 5 năm thu hoạch.
Na Lạng Sơn nổi tiếng khắp ba miền bởi quả to đẹp cũng như chất lượng, hương vị
trái thơm ngon.
Nhắc đến na Na Lạng Sơn phải kể đến na Đồng Bành, nơi đây có riêng một chợ trái cây Đồng Bành, mùa nào thức nấy. Thời gian này, từ sáng sớm tới chiều tối, chợ na Đồng Bành luôn nhộn nhịp người mua kẻ bán. Cây na đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nhiều xã các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng trong vòng 20 năm trở lại đây.
Năm nay, mùa na thu hoạch vừa kịp trước trung thu hơn nửa tháng, bà con phấn khởi khi na được mùa, nhà nào cũng sai trĩu quả, nhà trồng ít ngày cũng được nửa tạ na gùi xuống núi, nhà trồng nhiều có khi cả vài tạ. Tuy nhiên, năm nay, giá na thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm mọi năm khiến các hộ gia đình trồng na không khỏi buồn lòng.
Nhắc đến na Na Lạng Sơn phải kể đến na Đồng Bành, nơi đây có riêng một chợ trái cây Đồng Bành, mùa nào thức nấy. Thời gian này, từ sáng sớm tới chiều tối, chợ na Đồng Bành luôn nhộn nhịp người mua kẻ bán. Cây na đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nhiều xã các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng trong vòng 20 năm trở lại đây.
Năm nay, mùa na thu hoạch vừa kịp trước trung thu hơn nửa tháng, bà con phấn khởi khi na được mùa, nhà nào cũng sai trĩu quả, nhà trồng ít ngày cũng được nửa tạ na gùi xuống núi, nhà trồng nhiều có khi cả vài tạ. Tuy nhiên, năm nay, giá na thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm mọi năm khiến các hộ gia đình trồng na không khỏi buồn lòng.
Từ 7h sáng, chợ na Đồng Bành đã sôi động người mua kẻ bán. Cứ dăm phút, lại có một xe máy, xe kéo chở na từ núi về. Nằm ngay bên quốc lộ 1A, bên chợ na Đồng Bành lúc nào cũng là các xe tải chở na đóng thùng về tận Thái Bình, Nam Định, Hà Nội về cho các tiểu thương.
Gía na năm nay trung bình chỉ 12-15 ngàn/kg loại to, đẹp. Na đẹp nhất chợ Đồng Bành chỉ có giá 20 ngàn, hiếm có gia đình nào bán na với giá trên 22 ngàn/kg. Một gùi na mang xuống chợ được người bán phân làm ba loại, loại nhỏ nhất chỉ có giá 3-4 ngàn/ kg, loại trung bình 10-15 ngàn, đẹp nhất là 20 ngàn.
Chị Triệu Thị Huệ (50 tuổi - dân tộc Nùng) cho biết: chị cùng chồng và các con trồng được hơn 1000 cây na, cho trái thu hoạch từ 3 năm nay. Năm ngoái, ít quả hơn nhưng chị thu về trên trăm triệu vì đầu mùa có khi chị bán được 30-35 ngàn/kg na đẹp, 20-25 ngàn/kg là giá trung bình. Chị Huệ ước tính núi trồng na nhà mình năm nay cho vài tấn quả, nhưng cũng chỉ được dưới 100 triệu.
Cô Triệu Thị Na (dân tộc Nùng) ở xã Đồng Bành cho biết thêm, vì nhà ở xa núi, cô phải thuê người hái na, gánh na từ trên núi xuống, mỗi cân na mất 3 ngàn tiền nhân công. “Chưa kể tiền phân lân Lâm Thao, tiền thuê dọn cỏ hàng tháng cho na sạch để đậu trái, mỗi cân na năm nay rớt giá thế này, lãi cũng ít hơn năm ngoái nhiều” - cô Na ngồi bên nửa tạ na rất ngon vừa gánh xuống chợ Đồng Bành mà chỉ có vài người hỏi, cho biết.
Khách tới mua ở chợ na Đồng Bành chủ yếu là khách mua buôn về bán tại các chợ nhỏ của Lạng Sơn, hay lái buôn các tỉnh, thành lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Một lượng khách khá đông tới mua na chợ na Đồng Bành còn là khách du lịch tới cửa khẩu Lạng Sơn, mua na về làm quà.
Na ở chợ na Đồng Bành không bán lẻ từng cân mà bán buôn từng sọt 20 cân, 30-40 cân. Chợ đa phần là người địa phương Hữu Lũng, Chi Lăng, rất nhiều người là dân tộc Tày, Nùng trồng na, bán na nên không khí ở chợ rất vui vẻ, thoải mái. Xem na, chưa ngã giá, có khi cũng được bà chủ mời ăn những trái na ngon ngọt vừa hái trên núi xuống.
Được mùa, mua được giá rẻ, nhiều thương lái tỏ ra rất phấn khởi. Gía trung bình cho các lái buôn nhập na về loại ngon dao động ở mức 10-12 ngàn/kg. Chị Hoàng Thị Tuyết, một nhân công đóng xếp na vào thùng xốp cho một thương lái ở Thái Bình cho hay, mỗi ngày các anh chị ở đây đóng gói hàng trăm thùng xốp (mỗi thùng 40kg) lên ô tô về các tỉnh thành khác. “Chúng tôi làm cho một bà chủ chuyên mua gom na của các gia đình trồng na ở Đồng Bành, rồi phân loại, đóng thùng theo yêu cầu cho các chủ buôn. Năm nay được mùa na nên làm cũng luôn tay” - chị Tuyết vui vẻ kể.
Nguyên nhân na Hữu Lũng, Đồng Bành, Chi Lăng năm nay được mùa nhưng xuống giá, theo anh Vi Văn Tài (dân tộc Tày) - chủ núi có hơn 500 cây na - do năm ngoái, na Đông Triều bị lụt ngập, nên không cho sai quả, do đó na Đồng Bành có thị trường rộng rãi. Năm nay, na Đông Triều cũng được mùa, “đây là nguyên nhân vì sao nhiều thương lại thay vì lên Lạng Sơn xa xôi để nhập na, đã xuống Đông Triều tìm nguồn na thuận tiện hơn” - anh Tài cho hay.
Cứ dăm phút lại có một xe máy chở na về chợ na Đồng Bành.
|
Na đựng trong từng sọt, bán buôn từng sọt lớn. |
Phân loại, đóng thùng cho na về các tỉnh thành bán.
|
Được mùa, giá na xuống thấp, ít người mua nhiều người bán na buồn lòng.
|
Na dọc đường Chi Lăng - Lạng Sơn. |
(Theo Lao động Online)