(VEF.VN) - Bình luận về sự khác biệt trong con số lỗ lãi của xăng dầu mà Bộ trưởng Tài chính và đại diện Bộ Công thương đưa ra hôm 20/9, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng kết quả chính xác hay không là phụ thuộc vào cách tính. Ông Tú đề nghị Bộ Tài chính công khai cách tính con số lãi 780 đồng/lít xăng.

Tranh luận nảy lửa về cách điều hành và tính giá xăng dầu giữa Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Petrolimex đang là tâm điểm dư luận trong những ngày qua. Là người tiêu dùng, bạn kỳ vọng gì vào cách quản lý và điều hành giá xăng dầu? Mọi ý kiến trao đổi xin nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về vef@vietnamnet.vn.

Tin liên quan:

Bộ Tài chính kiểm tra giá vốn 4 DN xăng dầu

Clip Bộ trưởng Tài chính hỏi vặn về giá xăng

Hai bộ tranh cãi nảy lửa chuyện giảm giá xăng dầu

TGĐ Petrolimex: Không có chuyện xăng dầu siêu lợi nhuận!

Bộ Tài chính cũng cần công khai cách tính lỗ-lãi

- Thưa ông, gây tranh cãi và làm bất ngờ dư luận nhất là việc bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, Petrolimex lãi 780 đồng/lít xăng. Trong khi chỉ vào phút trước, ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước của Bộ Công Thương lại chỉ trích việc giảm giá khi doanh nghiệp đang lỗ. Ông có ý kiến thế nào về những con số rất khác biệt này?

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Nói chuyện lỗ - lãi ở từng thời điểm, điều kiện cụ thể là những khái niệm rất khác nhau. Khi tôi nói doanh nghiệp đang lỗ tức đó là khoản lỗ tích lũy lại của doanh nghiệp kể từ khi phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường do Chính phủ chỉ đạo. Đó là khoản lỗ có thật.

Còn khái niệm lỗ trên một lít xăng dầu là bao nhiêu, là khái niệm mà người ta thường nói tới là khoản lỗ tính trên ngày cụ thể. Đó chính là cái lỗ mà anh An và anh Huệ tranh luận tại hội thảo. Tuy nhiên, kết quả lỗ lãi đó chính xác hay không là phụ thuộc vào cách tính.

(VEF.VN) - Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm khắc.

Cách tính của anh Lộc An rất minh bạch. Bởi vì, đó là cách tính dựa trên công thức tính giá cơ sở do chính Bộ Tài chính xây dựng và được nêu trong Nghị định 84. Đây là bảng giá cơ sở mà tất cả có quan quản lý Nhà nước gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vẫn dùng điều hành.

Còn kết quả ra lãi tới 780 đồng/lít xăng do bộ trưởng Huệ nói thì chúng tôi không được biết vì chưa bao giờ anh Huệ công bố cách tính cho ra kết quả đó, cũng như con số đó chỉ được anh Huệ đưa ra tại cuộc hội thảo ngày hôm đó. Chưa nhà khoa học nào, nhà quản lý nào hay doanh nghiệp nào biết đến con số này ở đâu ra, tính như thế nào.

Tôi nghĩ rằng, nếu Bộ Tài chính công bố cách tính của mình thì sẽ rõ ràng ngay.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: "Nếu Bộ Tài chính công bố cách tính của mình thì sẽ rõ ràng ngay." Ảnh: Phạm Huyền 

- Trao đổi hôm 21/9 trên Diễn đàn kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo có đưa ra các con số giá vốn cụ thể cho thấy, mặt hàng xăng A92 trước khi giảm giá tuy không lãi 780 đồng/lít, nhưng cũng lãi 219 đồng và chuyển sang lỗ sau khi giảm giá. Ông có đánh giá thế nào về các con số này?

 Cách tính của Petrolimex có hợp lý?

TS. Nguyễn Thị Lan (Học viện Tài chính): Petrolimex đưa ra cách tính giá xăng dầu của mình rồi kêu lỗ là không hợp lý. Bởi lẽ, mức giá mà họ công bố là mức giá cơ sở được tính trên quy định của Nghị định 84/CP và các yếu tố đầu vào đều do các cơ quan Nhà nước ban hành, chứ không phải giá vốn của doanh nghiệp. Giá vốn có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá cơ sở phụ thuộc vào việc Petrolimex ký thỏa thuận với nhà cung cấp và thời điểm giao hàng.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh: Để thiết lập được một thị trường xăng dầu thực sự, nhà nước cần phải xóa bỏ vị thế độc quyền trong kinh doanh xăng dầu của Petrolimex. Tiếp đó là phải tách khâu nhập khẩu, bán buôn xăng dầu với khâu bán lẻ. Không nên để Petrolimex vừa nhập khẩu, vừa bán buôn lại vừa bán lẻ, sẽ rất khó kiểm soát, và những gì họ báo cáo cũng khó mà tin tưởng tuyệt đối được, ông Ánh đề xuất.
(Theo VnEconomy)

Con số này chưa phải là chuẩn xác nhưng cho bức tranh xu hướng chung. Vì trong công thức tính toán của anh Bảo, giá vốn đó chưa phải là giá vốn thực tế, chi phí kinh doanh xăng dầu vẫn là 600 đồng, là qui định của Nhà nước trong khi thực tế, chi phí kinh doanh xăng dầu không phải như vậy. Hơn nữa, anh Bảo tách ra 300 đồng/lít lợi nhuận định mức nên mới ra mức giá vốn như thế, còn nếu tính vào thì sẽ là một con số khác.

Có thể gọi đây là giá vốn giả định trên cơ sở định mức chứ không phải là giá vốn thực tế. Giá vốn thực tế phải dựa trên chi phí thực tế. Chi phí là cả một giai đoạn, phải được phân bổ thì mới ra chi phí thực tế.

Sắp tới, đoàn kiểm tra giá xăng dầu của bộ Tài Chính sẽ làm rõ việc đó. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là, kinh doanh mặt hàng nào cũng thế, kể cả xăng dầu thì mỗi lĩnh vực đều có đặc thù riêng. Chúng ta không thể thoát ly khỏi đặc thù đó nếu muốn có bức tranh thực sự.

Không thể tách bạch quản lý xăng dầu giữa hai bộ

- Tại hội thảo, ông liên tục nhấn mạnh hệ thống phân phối xăng dầu sắp vỡ, vì doanh nghiệp lỗ. Còn bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng, việc đổ vỡ hệ thống phân phối xăng dầu là trách nhiệm của bộ Công thương, Bộ Tài chính chỉ chịu trách nhiệm về giá. Ông có ý kiến thế nào?

Trong Chính phủ, mỗi bộ ngành đều có sự phân công phụ trách đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định. Tôi tán thành ý kiến của bộ trưởng Huệ nói rằng, bộ Công Thương lo về an ninh năng lượng, lo đảm bảo nguồn, đảm bảo hệ thống phân phối thông suốt, đảm bảo đủ dữ trữ phòng khi có biến động bất thường.

Tuy nhiên, tôi không tán thành cách đặt vấn đề của bộ trưởng Huệ khi tách bạch hai bộ như vậy. Giá cả thì tác động trực tiếp tới hệ thống phân phối, tới nguồn, tới dự trữ. Từ xưa tới nay, bộ Tài chính và bộ Công Thương vẫn phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề này.

Ngày 26/9/2009, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ bộ Công Thương, bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp để đảm bảo xăng dầu được cung cấp đầy đủ cho người dân.

- Thưa ông, giá xăng dầu có ảnh hưởng giá sao tới khả năng “vỡ” hệ thống phân phối xăng dầu?

Một tâm lý rất bình thường của bất kỳ nhà kinh doanh nào là khi lãi thì muốn bán thật nhiều, khi lỗ thì muốn bán ít để duy trì khách hàng. Xăng dầu cũng tương tự thôi. Cần xuất phát từ một điểm rất quan trọng là để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ chính trị, trong vài năm gần đây tùy thời điểm, doanh nghiệp xăng dầu chịu một khoản lỗ tích lũy đến nay khá lớn. Trước đây, Nhà nước bù lỗ xăng dầu nhưng khi chuyển sang Nghị định 84 thì Nhà nước không bù nữa.

Do đó, khi phải bán giá thấp dưới giá vốn, tâm lý các doanh nghiệp đầu mối đều giảm lượng hàng nhập về để giảm lỗ, đồng thời, giảm hoa hồng cho hệ thống tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ. Khi đó, các cửa hàng lẻ cũng không muốn bán nữa.

Thứ ba là, vì dự trữ cũng là chi phí gồm chi phí giá vốn, trông coi, kho tàng, hư hao nên khi khó khăn, người ta giảm dữ trữ xăng dầu đi thì dự trữ tổng thể giảm đi.

Ba vấn đề đó gây một nguy cơ cho xã hội là giá có thể rất thấp, rẻ nhưng không có xăng mà bán, không ai bán cho mà mua và khi biến động bất thường về năng lượng thì không còn giọt xăng dầu nào mà dùng.

Giá tác động trực tiếp tới an ninh năng lượng, giá không thể đứng một mình.

- Thưa ông, trước đây, vì giá mà hệ thống phân phối xăng dầu đã xảy ra nguy cơ vỡ hay chưa?

"Doanh nghiệp cứ dọa nhà nước. Không anh nào dọa Nhà nước được mà Nhà nước cũng không dọa ai cả. Trên thực tế, có ai dảm bỏ thị trường này không? Năm 2008, hơn 4.600 tỷ đồng Nhà nước ứng cho doanh nghiệp bù lỗ thì có ai hỏi tại sao Nhà nước lại ứng cho doanh nghiệp không?
Quyền lợi của 11 doanh nghiệp làm sao so sánh với quyền lợi của 84 triệu dân được. Đồng chí nào dọa bỏ dự trữ lưu thông thì tôi nói thẳng là tôi không cần."

(Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ)

Việc này đã xảy ra trong quá khứ. Ngay tại Hà Nội chứ không đâu xa, rất nhiều cây xăng không bán, đích thân tôi đã xuống tận nơi đôn đốc từng cây xăng bán. Việc này cũng đã xảy ra ở Tây Nguyên đúng vụ tưới cà phê.

Trong 8 tháng qua, đã có thời điểm, Tổng công ty hàng hải, Petro Mê kông, Tổng công ty xăng dầu quân đội hầu như không nhập, đặc biệt là không nhập xăng và dầu diesel là hai mặt hàng rất quan trọng.

Xử phạt các doanh nghiệp không phải là khó. Chỉ bằng một quyết định rút phép, tay tôi ký trong 1 giây đồng hồ thì ngày mai, doanh nghiệp đó sẽ không tham gia thị trường nữa.

Nhưng vấn đề là nếu như thị trường thuận lợi thì quyết định rút giấy phép đó không có gì lớn. Nhưng khi thị trường khó khăn, khi các doanh nghiệp không muốn tham gia thì ai sẽ là người tham gia kinh doanh xăng dầu để bù cho sự thiếu hụt đó?

Giả sử tôi thành lập doanh nghiệp mới thì liệu doanh nghiệp mới đó liệu có khả năng bù đắp được ngay thị phần bị thiếu hụt không? Tôi chỉ nói là một doanh nghiệp thôi, còn nếu là nhiều doanh nghiệp thì sẽ là một vấn đề lớn của xã hội.

Tôi là rất người cương quyết trong điều hành nhưng điều hành không chỉ cần sự quyết liệt, cứng rắn mà còn cần phải đúng, hợp  lý, có tình.

Tôi phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp khó khăn thật, vay ngân hàng không được, mua ngoại tệ không được mà lại có lỗ tích lũy.

Bởi vậy, Bộ Công Thương tuy rất nghiêm khắc với doanh nghiệp, đã có công văn nhắc nhở nhưng khi hiểu rõ khó khăn của doanh nghiệp, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh chứ không xử phạt nặng ngay lập tức. Đến nay, thực tế chứng minh rằng, các doanh nghiệp đều hết sức cố gắng tham gia cung ứng trên thị trường.

Nhưng nếu việc đó lại xảy ra tới đây thì tôi tin rằng, sẽ diễn ra ở diện rộng hơn. Vì cũng phải nói thực, thói quen vi phạm đã bắt đầu nhen nhóm.

Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.

Liệu ông có lo lắng thái quá không? Bộ trưởng Huệ khẳng định trong trường hợp có doanh nghiệp xăng dầu bị rút phép thì sẽ có nhà máy lọc dầu Dung Quất ứng phó bù đắp?

Nhà máy lọc dầu Dung Quất tham gia thị trường đã được cân đối trong cả một năm cân đối cung cầu xăng dầu, ngoài ra, là nguồn xăng dầu nhập khẩu. Tinh thần của Chính phủ là phải tiêu thụ 100% sản lượng xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất thì mới dùng tới nguồn nhập khẩu. Nếu có doanh nghiệp nhập khẩu rút khỏi thị trường thì nhà máy Dung Quất không còn đâu xăng dầu mà bù.

Chưa có DN nào dọa Nhà nước cả

"Sau khi có quyết định giảm giá, tôi chưa nhận được văn bản nào của 11 doanh nghiệp đầu mối nói rằng sẽ bỏ nhập khẩu xăng dầu, bỏ thị trường. Còn anh nào không tham gia cuộc chơi này thì Nhà nước chấp nhận cho các đồng chí rút lui. Không thể nói vì lý do này vì lý do kia mà bỏ nhiệm vụ đó. Cần công bố gian lận thì có thể công bố gian lận nhưng không phải lúc này." 
(Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ)

- Ông cảm thấy thế nào khi bộ trưởng bộ Tài chính không tin lắm vào mức độ khó khăn đó của doanh nghiệp, đồng thời, bộ trưởng cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp đừng dọa Nhà nước?

Tôi với tư cách là người quản lý thực tế các doanh nghiệp xăng dầu hơn 8 năm nay, khẳng định là chưa có doanh nghiệp nào dọa Nhà nước cả. Tôi khẳng định Thủ tướng Chính phủ đã từng đánh giá các doanh nghiệp xăng dầu đều hết sức cố gắng vượt qua khó khăn chung, khó khăn của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ Chỉnh phủ giao.

Tôi chưa thấy doanh nghiệp nào dọa nhà nước cả. Có chăng là tôi mới là người đi dọa các doanh nghiệp về chuyện sẽ rút giấy phép tức khi nếu doanh nghiệp nhập thiếu xăng dầu.

Qua kinh nghiệm, tôi thấy quản lý xăng dầu chỉ khó khi mà chúng ta cùng lúc theo đuổi quá nhiều mục tiêu khác nhau. Khi muốn ổn định xã hội, thông qua việc giữ giá thấp hợp lý cho người dân, thấp hơn giá thế giới, thấp hơn giá cơ sở thì chúng ta mâu thuẫn với việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Thời gian qua, chúng tôi vẫn dung hòa vấn đề này nhưng chúng ta chưa giải quyết được là làm sao xử lý lỗ tích lũy.

Bộ trưởng Huệ nói Nhà nước sẽ bù lỗ cho doanh nghiệp nhưng tôi tin là điều đó không dễ dàng. Nếu dễ dàng thì Chính phủ không để  thị trường xăng dầu như ngày hôm nay. Có lẽ, chúng ta hãy chờ xem, từ nay đến cuối năm, việc này sẽ thế nào.

Dân đồng tình với Bộ trưởng Tài chính

Hầu hết đều đồng tình với những lập luận có sức thuyết phục của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ý kiến đều cho rằng điều hành giá xăng dầu vừa qua là rối rắm và tù mù, cần minh bạch rõ ràng và phải lấy lợi ích của Nhà nước, người dân làm trọng. 
Bạn Ngọc Lan (Email: claire_portman@yahoo.com) cho rằng, chưa cần biết Bộ Công thương hay Bộ Tài chính đúng, chỉ cần thấy doanh nghiệp kêu lỗ, mà không hạch toán rạch ròi được mặt hàng nào lỗ bao nhiêu, mà vẫn đòi ngân sách bù lỗ là chuyện phi lý. Hơn nữa lập luận của doanh nghiệp lại rất mâu thuẫn: bảo rằng không tách bạch được lãi lỗ từng mặt hàng, từng ngành nghề kinh doanh, nhưng IPO báo lãi, thế thì làm sao biết là kinh doanh xăng dầu có bị lỗ thật hay không, mà nếu biết là lỗ do kinh doanh xăng dầu thì sao không thể biết từng mặt hàng lỗ bao nhiêu. Chẳng qua vì nhà nước có bù lỗ xăng dầu nên những lỗ khác (do kinh doanh trái ngành) cũng đổ là do kinh doanh xăng dầu để lấy tiền từ ngân sách nhà nước. Đúng là quản trị doanh nghiệp của Petrolimex có vấn đề!
Gay gắt và thận trọng, bạn đọc có nick: hoahoa7775@yahoo.com viết: Bộ trưởng Tài chính đang tấn công vào "sào huyệt lỗ lãi xăng dầu" mà từ trước tới giờ chưa bộ nào dám để ý. Muốn làm được việc này cần phải trình độ tổng hợp cao và cái đầu có 'máu lanh" biết chịu trách nhiệm, tôi tin rằng Tân Bộ trưởng sẽ làm được. Việc báo cáo lỗ lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp quá bình thường để "qua mặt "các nhà quản lý đối với nước ta, nhưng việc quyết liệt để vạch ra sự "khôn khéo" này thì bây giờ tôi mới thấy ở một vị Tân Bộ trưởng.
Bạn đọc Lãnh Trung Thông (dhcnqnlanhthong@gmail.com) cũng đồng tình: Thật vui khi theo dõi hội thảo về điều chỉnh cơ chế giá xăng dầu. Thật tuyệt vời khi được theo dõi cuộc hội thảo có một không hai này. Bộ Trưởng Vương Đình Huệ đã bộc lộ thật sự là một vị Tư lệnh tài chính có tài. Mọi luận điểm của ông đều dựa vào cơ sở rất khoa học, không chủ quan mơ hồ. Vì có niềm tin là mình đúng, ông giám chịu trách nhiệm cá nhân trước những quyết định đầy sóng gió phong ba. Ông " vì 84 triệu dân chứ không vì 11 doanh nghiệp đầu mối".
Với tiêu đề: Bộ Tài chính làm hay lắm, bạn đọc có email: ptckhcmdn@yahoo.com.vn viết: Doanh nghiệp kinh doanh mà không báo cáo được lời lỗ từng mặt hàng là doanh nghiệp không có báo cáo thuế. Bộ công thương sao lại đứng về phía 11 doanh nghiệp mà không đứng về phía 84 triệu dân Việt Nam. Hãy xem xét lại các doanh nghiệp này. Cũng như Ngành điện lực vậy, tại sao báo lỗ mà cuối năm tiền thưởng của một nhân viên lại cao, có phải tiền lãi đi đầu tư xây dựng mới các công trình, đúng ra việc kinh doanh đầu tư mới của anh thì anh phải kêu gọi đầu tư, kêu gọi cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, chứ sao anh lại lấy tiền của 84 triệu dân trong phí sử dụng điện để ngành điện đi đầu tư phát triển?
Bạn đọc Thanh Hải (thanhhai023@gmail.com) và nhiều bạn đọc khác thì thích nhất câu trả lời rắn rỏi và kiên định của Bộ trưởng Huệ rằng: Tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Vương Đình Huệ và thích nhất câu nói của ông:" DN nào muốn khiếu nại về giảm giá sai thì cứ nộp đơn khiếu nại. Chúng tôi điều hành xăng dầu không vì quyền lợi của 11 DN đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân". Và rằng: Tuy nhiên cần cứng rắn hơn nữa để doanh nghiệp phải hạch toán rõ ràng. Trả lời như ông chủ DN chẳng khác nào cách trả lời của bà bán cửa hàng tạp hóa nhỏ là: không hơi nào mà ghi chép từng mặt hàng vì cũng chẳng để làm gì.
Câu hỏi: Vì sao lại thế? Bạn đọc Lương Huy (luongthethoi@yahoo.com) lý giải: Thiết nghĩ giá xăng dầu tăng hay giảm, các doanh nghiệp xăng dầu lỗ hay lãi, thật khó có lời giải trong ngày một ngày hai. Chỉ xin lưu ý khi so sánh giá xăng dầu trong nước với các nước trong khu vực và châu lục - không biết chúng ta có so sánh thêm yếu tố thu nhập bình quân đầu người hay mức sống của công dân trong các nước được đem ra so sánh hay không. Tôi không nắm rõ về quản lý giá cả, nhưng phép so sánh như vậy chắc không sai nhiều lắm khi được dùng để đánh giá trình độ quản lý của ta. Nếu quản lý yếu kém, làm ăn thua lỗ hoặc phải bù lỗ nhiều nhiều - nên chăng chúng ta dũng cảm dừng cuộc chơi và thuê (hoặc nhường sân chơi điều hành) cho các cao thủ khác.
Xin cảm ơn Bộ trưởng là ý kiến của rất nhiều bạn đọc phản hồi và cho rằng, 84 triệu dân Việt Nam ai cũng biết thị trường xăng dầu VN chưa thể có cơ chế cạnh tranh thị trường lành mạnh mà là sự độc quyền phân phối. Điều này ai cũng biết nhưng chỉ có các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối là vờ như không biết. Để thị trường xăng dầu ngày càng minh bạch, quyền lợi 84 triệu dân được bảo vệ chính đáng thì cần phải có những hành động công tâm như của Bộ trưởng Huệ. Sự dũng cảm của ông trên cương vị Bộ trưởng làm tôi nhớ đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và những bài viết trên chuyên mục “NVL”.

Phạm Huyền 

Tranh luận nảy lửa về cách điều hành và tính giá xăng dầu giữa Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Petrolimex đang là tâm điểm dư luận trong những ngày qua. Là người tiêu dùng, bạn kỳ vọng gì vào cách quản lý và điều hành giá xăng dầu? Mọi ý kiến trao đổi xin nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về vef@vietnamnet.vn.