Giá vàng thế giới vài ngày qua sụt giảm khá mạnh, song giá trong nước lại chỉ giảm nhỏ giọt, có thời điểm khoảng cách giá giữa hai thị trường lên tới hơn 3 triệu đồng mỗi lượng.
TIN BÀI KHÁC
Cụ thể, lúc 15h ngày 23/9, giá vàng thế giới ở mức 1.736,28 USD một ounce bán ra, quy đổi ra tiền Việt tương đương 43,72 triệu đồng một lượng. Trong khi đó, giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm được giao dịch mua bán tương ứng 46,45 – 46,75 triệu đồng mỗi lượng. Vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội có giá mua – bán là 46,45 – 46,67 triệu đồng… Như vậy, giá vàng bán ra trong nước đang cao hơn giá thế giới hơn 3 triệu đồng mỗi lượng, một mức chênh lệch khó mà chấp nhận được.
Mở cửa sáng 23/9, giá vàng trong nước đã cao hơn giá thế giới gần 3 triệu đồng mỗi lượng. Lúc 9h sáng, vàng thế giới bán ra tại thị trường New York ở mức 1.746,4 USD một ounce, quy đổi ra VND tương đương 43,98 triệu đồng một lượng. Mức này thấp hơn giá bán trong nước cùng thời điểm là 2,8 triệu đồng mỗi lượng.
Các phiên giao dịch trước đó, giá thế giới cũng tụt xa so với giá kim loại quý trong nước. Chẳng hạn, trong ngày 22/9, giá vàng thế giới thấp hơn giá trong nước từ 2,2 đến 2,5 triệu đồng mỗi lượng tùy thời điểm. Ngày 21/9, mức chênh lệch giá giữa hai thị trường này là từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng một lượng… Như vậy, có thể thấy giá thế giới càng giảm mạnh thì khoảng cách giữa giá vàng nội và ngoại càng bị đẩy lên cao, lý do nằm ở đâu?
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Agribank, nguyên nhân là do các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp quota nhập khẩu vàng mới đây đã không tham gia vào việc bình ổn thị trường vàng. Ông Trúc cho rằng, một số doanh nghiệp vàng lớn như SJC thời gian qua chỉ sản xuất, gia công cầm chừng, tạo hiện tượng khan hiếm vàng giả, khiến giá trong nước bị đẩy lên quá cao so với giá thế giới.
Ông Trúc cũng cho hay, lần cấp quota nhập khẩu vừa rồi, doanh nghiệp ông không có tên trong danh sách các đơn vị được nhập khẩu vàng. Còn lần trước, Công ty Vàng bạc đá quý Agribank xin cấp hạn ngạch nhập 2 tấn nhưng chỉ được phê duyệt nhập 200 kg vàng, tương đương với 5.320 lượng.
Ông Trúc nói, lần cho phép nhập khẩu vàng trước đó (tuần thứ 2 tháng 8) đã có tác động tích cực tới sự bình ổn của thị trường vàng trong nước. Ngay sau động thái cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước giá vàng trong nước đã lập tức giảm và khoảng cách với giá thế giới được kéo gần hơn. Cụ thể, trong nhiều ngày đầu tháng 8, giá vàng thế giới và trong nước chênh lệch nhau đến 1,2 triệu đồng mỗi lượng, đến hôm 10/8 mức chênh này chỉ còn khoảng 600 - 700 nghìn đồng. Trong khi đó, mức chênh lệch hợp lý giữa giá trong nước và thế giới là khoảng 300.000 – 400.000 đồng.
“Thế nhưng lần cho phép nhập khẩu vàng mới đây nhất (ngày 19/9) đã hầu như không có tác động gì tới sự bình ổn của thị trường vàng trong nước. Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra xem các đơn vị được cấp phép nhập khẩu họ tham gia bình ổn giá thế nào và có hướng xử lý kịp thời. Để cho khoảng cách giá giữa 2 thị trường lên tới 3 triệu đồng mỗi lượng thì không ổn. Tôi nghĩ giá vàng trong nước có thể hạ thêm nữa, hiện giá vàng miếng AAA bên công ty tôi đang thấp hơn thị trường 200.000 đồng mỗi lượng, song chúng tôi dù có muốn cùng không thể để quá thấp so với mức giá chung”, ông Trúc nói.
Thực tế, có hay không việc SJC chỉ sản xuất và gia công cầm chừng, tạo tình trạng khan hiếm giả? Trong khi nhu cầu mua vàng của người dân và nhà đầu tư tăng mạnh trong nhiều ngày qua do giá thế giới giảm.
Anh Hoàng Hữu Định, nhân viên kinh doanh Bảo Tín Minh Châu cho hay, không biết nguồn cung vàng do Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (thương hiệu SJC) sản xuất, gia công có ít đi không, song mấy ngày nay, Bảo Tín Minh Châu rất khó khăn khi nhập vàng miếng thương hiệu SJC về (Hiện doanh nghiệp này kinh doanh 2 loại vàng miếng, vàng rồng Thăng Long và vàng SJC).
Anh Định cũng cho biết, phiên hôm nay khi giá trong nước cao hơn thế giới tới 3 triệu đồng, lượng vàng khách mua vào có giảm đi, song mấy hôm trước, khi giá giới bắt đầu giảm sâu, người dân kéo nhau đi mua vàng ồ ạt.
Bản Thông tin giá vàng Bảo Tín Minh Châu gửi tới báo chí mấy ngày nay cho thấy lượng vàng khách hàng mua vào luôn chiếm ưu thế, từ 95% đến 99%.
“Trong khi chúng tôi không mua được vàng từ khách, mà liên tục bán ra, việc nhập vàng lại khó khăn, thì giá mua bán vàng trong nước vẫn không thể giảm mạnh so với thế giới được là điều dễ hiểu”, anh Định lý giải.
Giải thích cho việc vì sao lần nhập khẩu vàng mới đây không kéo giá vàng trong nước đi sát thế giới, ông Lưu Quang Điền, giám đốc SJC Hà Nội cho biết, nếu như lần trước, SJC được cấp phép nhập khẩu 1 tấn vàng, thì lần này chỉ được 700 kg vàng. Lần này số lượng đơn vị được cấp phép nhập khẩu cũng ít hơn, chỉ 10 đơn vị, với tổng khối lượng được phép nhập khẩu là 4 tấn vàng (lần trước đó là 5 tấn). Ông Điền không nhận định gì về việc gia công cầm chừng.
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu vàng lên Ngân hàng Nhà nước, họ thường đưa ra lý do, nếu không cho nhập chính thức, nguy cơ nhiều đơn vị có chân rết ở vùng biên sẽ đi theo đường tiểu ngạch và sẽ thao túng thị trường. Còn nếu doanh nghiệp được nhập công khai, người dân sẽ biết nguồn cung dồi dào hơn, giá trong nước chắc chắn sẽ giảm về sát giá thế giới. “Vậy sao lần cấp quota nhập khẩu này lại càng khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá trong nước đi xa hơn so với giá thế giới? Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát và có biện pháp can thiệp kịp thời”, ông Trúc nói.
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
Bất động sản: Nên mua hay bán ở thời điểm này?
Bộ Tài chính, Công Thương không bất đồng về xăng dầu
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tiếp tục giảm tốc
Ra chợ sắm đồ đắt tiền, nhãn hiệu nổi tiếng
Vàng tụt dốc không phanh kỷ lục
Bộ Tài chính, Công Thương không bất đồng về xăng dầu
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tiếp tục giảm tốc
Ra chợ sắm đồ đắt tiền, nhãn hiệu nổi tiếng
Vàng tụt dốc không phanh kỷ lục
Cụ thể, lúc 15h ngày 23/9, giá vàng thế giới ở mức 1.736,28 USD một ounce bán ra, quy đổi ra tiền Việt tương đương 43,72 triệu đồng một lượng. Trong khi đó, giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm được giao dịch mua bán tương ứng 46,45 – 46,75 triệu đồng mỗi lượng. Vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội có giá mua – bán là 46,45 – 46,67 triệu đồng… Như vậy, giá vàng bán ra trong nước đang cao hơn giá thế giới hơn 3 triệu đồng mỗi lượng, một mức chênh lệch khó mà chấp nhận được.
Mở cửa sáng 23/9, giá vàng trong nước đã cao hơn giá thế giới gần 3 triệu đồng mỗi lượng. Lúc 9h sáng, vàng thế giới bán ra tại thị trường New York ở mức 1.746,4 USD một ounce, quy đổi ra VND tương đương 43,98 triệu đồng một lượng. Mức này thấp hơn giá bán trong nước cùng thời điểm là 2,8 triệu đồng mỗi lượng.
Các phiên giao dịch trước đó, giá thế giới cũng tụt xa so với giá kim loại quý trong nước. Chẳng hạn, trong ngày 22/9, giá vàng thế giới thấp hơn giá trong nước từ 2,2 đến 2,5 triệu đồng mỗi lượng tùy thời điểm. Ngày 21/9, mức chênh lệch giá giữa hai thị trường này là từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng một lượng… Như vậy, có thể thấy giá thế giới càng giảm mạnh thì khoảng cách giữa giá vàng nội và ngoại càng bị đẩy lên cao, lý do nằm ở đâu?
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Agribank, nguyên nhân là do các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp quota nhập khẩu vàng mới đây đã không tham gia vào việc bình ổn thị trường vàng. Ông Trúc cho rằng, một số doanh nghiệp vàng lớn như SJC thời gian qua chỉ sản xuất, gia công cầm chừng, tạo hiện tượng khan hiếm vàng giả, khiến giá trong nước bị đẩy lên quá cao so với giá thế giới.
Một số DN vàng cho biết thời điểm này nhập vàng SJC rất khó
Ông Trúc cũng cho hay, lần cấp quota nhập khẩu vừa rồi, doanh nghiệp ông không có tên trong danh sách các đơn vị được nhập khẩu vàng. Còn lần trước, Công ty Vàng bạc đá quý Agribank xin cấp hạn ngạch nhập 2 tấn nhưng chỉ được phê duyệt nhập 200 kg vàng, tương đương với 5.320 lượng.
Ông Trúc nói, lần cho phép nhập khẩu vàng trước đó (tuần thứ 2 tháng 8) đã có tác động tích cực tới sự bình ổn của thị trường vàng trong nước. Ngay sau động thái cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước giá vàng trong nước đã lập tức giảm và khoảng cách với giá thế giới được kéo gần hơn. Cụ thể, trong nhiều ngày đầu tháng 8, giá vàng thế giới và trong nước chênh lệch nhau đến 1,2 triệu đồng mỗi lượng, đến hôm 10/8 mức chênh này chỉ còn khoảng 600 - 700 nghìn đồng. Trong khi đó, mức chênh lệch hợp lý giữa giá trong nước và thế giới là khoảng 300.000 – 400.000 đồng.
“Thế nhưng lần cho phép nhập khẩu vàng mới đây nhất (ngày 19/9) đã hầu như không có tác động gì tới sự bình ổn của thị trường vàng trong nước. Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra xem các đơn vị được cấp phép nhập khẩu họ tham gia bình ổn giá thế nào và có hướng xử lý kịp thời. Để cho khoảng cách giá giữa 2 thị trường lên tới 3 triệu đồng mỗi lượng thì không ổn. Tôi nghĩ giá vàng trong nước có thể hạ thêm nữa, hiện giá vàng miếng AAA bên công ty tôi đang thấp hơn thị trường 200.000 đồng mỗi lượng, song chúng tôi dù có muốn cùng không thể để quá thấp so với mức giá chung”, ông Trúc nói.
Thực tế, có hay không việc SJC chỉ sản xuất và gia công cầm chừng, tạo tình trạng khan hiếm giả? Trong khi nhu cầu mua vàng của người dân và nhà đầu tư tăng mạnh trong nhiều ngày qua do giá thế giới giảm.
Anh Hoàng Hữu Định, nhân viên kinh doanh Bảo Tín Minh Châu cho hay, không biết nguồn cung vàng do Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (thương hiệu SJC) sản xuất, gia công có ít đi không, song mấy ngày nay, Bảo Tín Minh Châu rất khó khăn khi nhập vàng miếng thương hiệu SJC về (Hiện doanh nghiệp này kinh doanh 2 loại vàng miếng, vàng rồng Thăng Long và vàng SJC).
Anh Định cũng cho biết, phiên hôm nay khi giá trong nước cao hơn thế giới tới 3 triệu đồng, lượng vàng khách mua vào có giảm đi, song mấy hôm trước, khi giá giới bắt đầu giảm sâu, người dân kéo nhau đi mua vàng ồ ạt.
Bản Thông tin giá vàng Bảo Tín Minh Châu gửi tới báo chí mấy ngày nay cho thấy lượng vàng khách hàng mua vào luôn chiếm ưu thế, từ 95% đến 99%.
“Trong khi chúng tôi không mua được vàng từ khách, mà liên tục bán ra, việc nhập vàng lại khó khăn, thì giá mua bán vàng trong nước vẫn không thể giảm mạnh so với thế giới được là điều dễ hiểu”, anh Định lý giải.
Giải thích cho việc vì sao lần nhập khẩu vàng mới đây không kéo giá vàng trong nước đi sát thế giới, ông Lưu Quang Điền, giám đốc SJC Hà Nội cho biết, nếu như lần trước, SJC được cấp phép nhập khẩu 1 tấn vàng, thì lần này chỉ được 700 kg vàng. Lần này số lượng đơn vị được cấp phép nhập khẩu cũng ít hơn, chỉ 10 đơn vị, với tổng khối lượng được phép nhập khẩu là 4 tấn vàng (lần trước đó là 5 tấn). Ông Điền không nhận định gì về việc gia công cầm chừng.
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu vàng lên Ngân hàng Nhà nước, họ thường đưa ra lý do, nếu không cho nhập chính thức, nguy cơ nhiều đơn vị có chân rết ở vùng biên sẽ đi theo đường tiểu ngạch và sẽ thao túng thị trường. Còn nếu doanh nghiệp được nhập công khai, người dân sẽ biết nguồn cung dồi dào hơn, giá trong nước chắc chắn sẽ giảm về sát giá thế giới. “Vậy sao lần cấp quota nhập khẩu này lại càng khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá trong nước đi xa hơn so với giá thế giới? Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát và có biện pháp can thiệp kịp thời”, ông Trúc nói.
(Theo Đất Việt)