Mặt đeo cặp kính cận, cái đầu hói, tóc chải bóng mượt, gương mặt hiền lành, nhã nhặn, chắc vì phom người đó mà gã được gắn cho một cái tên có một không hai trong nhà tù: Chung “giáo sư”.

TIN BÀI KHÁC
Dàn "xế khủng" đưa đón nhóm nhạc Westlife ở HN
Lý Nhã Kỳ chứng minh sự 'thân mật' với Thành Long
Jennifer Phạm khoe giọng hát
Bi kịch chị dâu bị em chồng cưỡng bức
Phát hiện 9 tấn vũ khí hóa học của Gaddafi
Say sóng Trường Sa với nữ sinh cảnh sát xinh đẹp
Tìm hiểu tàu chiến “made in Việt Nam”

“Công tử Bạc Liêu đệ nhị”

Được sự giúp đỡ của cán bộ trại giam, chúng tôi đã có buổi trò chuyện thân mật với một phạm nhân đặc biệt của phân trại giam số 3, huyện Tân Kỳ, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Gặp gã tôi cứ ngờ ngợ là mình nhầm người, bởi ở gã ngoài bộ đồ phạm nhân thì không có dáng dấp gì một tên phạm tội.

Mắt đeo cặp kính cận, đầu hói, tóc chải bóng mượt, gương mặt trông hiền từ, nhã nhặn, làm việc trong một căn phòng đầy sách báo. Thử hỏi nếu không có bộ quần áo ấy thì ai nghĩ gã đang mang trên mình cái án 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nguyễn Văn Chung (SN 1952) là con trai đầu trong một gia đình trí thức, có 6 anh chị em, bố làm cán bộ ở sở Văn hóa thông tin Hà Nội (nay là sở văn hóa, thể thao và du lịch) còn mẹ công tác trong nghành Hải quan.

Vốn là gia đình khá giả nên Chung được gia đình cho ăn học tử tế, cậu con cả này cũng không phụ lòng mong mỏi của người thân, học rất giỏi. Sau khi tốt nghiệp THPT, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, Chung tạm dừng việc học gia nhập vào hàng ngũ quân đội.

 

Chung "giáo sư" đang lao động tại trại giam

Sau một thời gian huấn luyện do thị lực mắt yếu, không đáp ứng được yêu cầu trong ngành nên Nguyễn Văn Chung được xuất ngũ trở về địa phương. Chung tiếp tục nghiệp đèn sách khi thi đỗ vào trường Quản lý y tế (nay là Đại học Y Hà Nội).

Ra trường với thành tích học tập loại giỏi, Chung được nhận về làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. Công việc đang ổn định, đùng một cái Chung xin nghỉ việc khăn gói vào Sài Gòn lập nghiệp. Cũng chính ở đây anh cưới được người vợ ngoan, hiền, nết na. Những đứa con cũng lần lượt ra đời.

Mọi vấn đề trong cuộc sống quá thuận lợi đối với gã. Năm 1990, trong một lần hai vợ chồng đi du lịch ở đất nước Singapore, vốn thông minh, có đầu óc nhạy bén với thị trường nên khi biết có khóa học chuyên đề về thị trường chứng khoán của Ngân hàng Standard Chatered (Vương quốc Anh), hai vợ chồng gã bỏ dở chuyến du lịch để tham gia, thời gian khóa học kéo dài trong 6 tháng với chi phí khoảng 1.800 USD. Đây cũng chính là nguyên nhân đánh dấu bước ngoặt đổi đời của gã, từ một nhân viên quèn trở thành ông “lớn”, đồng thời ghi tên mình vào danh sách những đại gia của Sài Thành thời bấy giờ.

Sau khi về nước Nguyễn Văn Chung được nhiều công ty nước ngoài biết đến và mời về làm việc, gã quyết định làm trưởng đại diện cho Tập đoàn Kotobuki của Nhật Bản ở Việt Nam với mức lương “khủng” 2.500 USD/ 1 tháng.

Hai năm sau gã lại chuyển sang làm cho Tập đoàn IPP của Mỹ tại Việt Nam, lương của gã lúc này là 3.000 USD. Với thu nhập thuộc hàng khủng thời bấy giờ, Nguyễn Văn Chung phất lên nhanh chóng. Có tiền lại có tầm nhìn chiến lược, gã đầu tư vào kinh doanh bất động sản, cần nói rằng thời điểm này giá đất ở Sài Gòn đang rẻ như bèo.

Gã bỏ tiền ra mua đất, nhà biệt thự, chỉ một thời gian ngắn, giá bất động sản tăng lên với tốc độ chóng mặt, Nguyễn Văn Chung vớ bội tiền. Gã nghiễm nhiên trở thành một trong những đại gia của Sài thành lúc bấy giờ với số vốn hàng chục tỷ đồng, nhà lầu, biệt thự, xe hơi. Cuộc sống của gã khiến nhiều người phải ngưỡng mộ, ngước nhìn mơ ước được như thế.

Khi tài chính gia đình dư dả, gã tiêu tiền như nước, xài toàn đồ mới lạ, vì thế trong giới đại gia sài thành, Nguyễn Văn Chung được gán cho biệt danh rất kêu: Công tử Bạc Liêu đệ nhị.

Đại gia sa ngã vào chốn lao tù vì tiền

Ở cái tuổi 40, Nguyễn Văn Chung là một trong những đại gia trẻ nhất ở Sài thành thời bấy giờ. Thế nhưng cuộc đời ai học hết được chữ “ngờ”, đang có trong tay mọi thứ bỗng gã nhúng chàm rồi rơi vào chốn lao tù, thậm chí còn rơi vào vũng bùn đen nghiệt ngã của số phận, đó là mang trên mình cái án 20 năm tù giam vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chung quy lại cũng chỉ vì tiền, tiền làm cho gã lên đời, nhưng tiền cũng đưa gã đến với trại giam này. Đó là một vụ án gây chấn động xã hội vào năm 1997.

Thời điểm đó UBND tỉnh Thái Nguyên có chủ trương cải tạo nâng cấp khách sạn Thái Nguyên thành Trung tâm thương mại của tỉnh. Thế nhưng do vốn đầu tư chưa hiệu quả nên dự án vẫn đang nằm trên giấy, chưa được phê duyệt.

Nắm bắt được thông tin, Nguyễn Văn Chung đã nhúng tay vào dự án này. Lúc này gã đang là Trưởng đại diện Tập đoàn Balongga (Malaysia), có chút tiềm lực và thông qua các mối quan hệ với các “sếp bự” nên đã tiếp cận được với dự án. Nguyễn Văn Chung đã chớp thời cơ, đem dự án giới thiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài để thông qua đó kiếm lời mặc dù dự án vẫn chưa được phê duyệt.

 
Từng tiêu tiền như nước và giờ Chung lại phải bóc lịch trong chốn lao tù

Gã tự soạn thảo văn bản tóm tắt danh mục dự án cải tạo nâng cấp khách sạn rồi ký tên là giám đốc điều hành. Trong khi đó, dự án này mới chỉ là chủ trương của UBND tỉnh Thái Nguyên, đang ở giai đoạn chuẩn bị, chưa ký hợp đồng với bất kỳ đơn vị nào, cũng chưa có giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với hành vi gian dối này, Chung đã nhanh chóng tạo dựng niềm tin với ông Liao Chun Chich (tức Liêu, quốc tịch Trung Quốc) và ông Trần Tiến Đạt, một người Việt Kiều Đài Loan để hai ông này đặt cọc cho Chung số tiền 50.000 USD và 500 triệu đồng.

Ngay sau khi nhận được số tiền trên, Nguyễn Văn Chung đã lặn một hơi vào TP HCM khiến cho phía đối tác lao đao, phải nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng.

Vụ việc sau đó được đưa ra tòa án, qua 3 lần xét xử rồi hủy án, Nguyễn Văn Chung bị đề nghị tử hình rồi 2 lần chung thân và sau cùng, HĐXX Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo đại gia này 20 năm tù giam về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài.

Tính đến thời điểm này, Nguyễn Văn Chung đã “bóc lịch” được 14 năm.

Mong một ngày trở về với xã hội

Sau 14 năm ngồi tù, Nguyễn Văn Chung đã thấm thía nỗi khổ khi lao vào tù tội, gã nói, những ngày đầu mới vào tù đêm nào gã cũng không ngủ, nước mắt chảy ròng khi nghĩ đến những đứa con ngoan, người vợ hiền thục đang ở nhà. Gã tự nhủ rằng mình phải cải tạo cho tốt để sớm được trở về với gia đình, người thân.

Giờ đây, ở Trại giam số 3, Nguyễn Văn Chung được coi là phạm nhân đặc biệt nhất khi còn có tên gọi khác là Chung “giáo sư”. Sở dĩ mọi người gọi gã như vậy vì nhìn bề ngoài của gã giống như một giáo sư thực thụ, đồng thời mọi người ở đây cũng biết về thành tích của gã trước đây.

Phạm nhân Nguyễn Văn Chung giờ đã là “người quen” của đất trại, không còn phải lao động trong các phân xưởng sản xuất như bao phạm nhân án cao khác mà được ưu ái làm công việc giúp việc cho cán bộ làm công tác văn hóa thi đua trong hội đồng tự quản phạm nhân. Trong tương lai không xa, ước mơ về ngôi nhà hạnh phúc, đầm ấm của gia đình trước đây đang dần trở thành hiện thực với gã.

 

(Theo Bưu điện Việt Nam)