Vượt qua những ngọn sóng cao tới 5-6m vì áp thấp, cô nữ sinh năng động và xinh xắn Thu Thảo cùng phái đoàn đã có chuyến đi không thể nào quên.
TIN BÀI KHÁC
Người có "đôi mắt thần" nhìn xuyên lòng đất
Thiếu nữ 17 và 'cái chết danh dự' sau khi bị cưỡng dâm
Gà nhuộm chất gây ung thư
Cụ ông gần 80 tuổi tốt nghiệp đại học
Khởi tố 'đại gia' ăn nhậu trên 'du thuyền'
Hành trình ra biển lớn
Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM nhưng Đỗ Xuân Thu Thảo lại đang là gương mặt nổi trội của sinh viên trường Học viện Cảnh sát Nhân dân tại Hà Nội. Thảo cho biết, hồi bé thích làm cảnh sát, nhưng cũng muốn học chuyên ngành thoáng hơn nên quyết định ra Hà Nội thi vào khoa Ngoại ngữ của HV Cảnh sát. Hiện, cô gái sinh năm 1989 này đang là sinh viên năm thứ 4 của khoa Ngoại ngữ.
Thu Thảo hiện là sinh viên năm cuối trường Học viện Cảnh sát Nhân dân (Hà Nội) |
Vốn tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thời còn học cấp 3 nên khi trở thành sinh viên trường Cảnh sát, Thảo đã không ngần ngại có mặt trong các chương trình ngoại khóa. Đến thời điểm này, Thu Thảo không chỉ có thành tích học tập tốt mà còn là một trong những sinh viên đại diện cho hàng ngàn bạn trẻ của Học viện Cảnh sát tham gia chuyến đi Trường Sa vào tháng 3 vừa qua.
Về chuyến đi lớn lao của mình, Thu Thảo kể: "Chuyến ra Trường Sa của chúng em bắt đầu từ ngày 29/3, xuất phát từ Vũng Tàu với 20 thành viên của trường Học viện Cảnh sát và một số cô chú trong lực lượng Cảnh sát. Trước lúc lên đường, đoàn đã phải nghỉ lại ở Vũng Tàu 2 ngày để chờ thời tiết thuận lợi hơn, bởi lúc này theo dự báo thì có một đợt áp thấp nhiệt đới đang đến. Tuy nhiên, vì các thầy đều có lịch công việc rồi nên không thể hoãn thêm, thế là buổi sáng cuối tháng 3, trong khi trời vẫn rất đẹp mọi người kiên quyết lên đường".
Thu Thảo giữa mênh mông biển. |
Trước đó, khi bay vào TP.HCM rồi xuống Vũng Tàu, đoàn người đã xác định chuyến đi sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng cô sinh viên trẻ và các thành viên trong đoàn không ngờ rằng sẽ còn vất vả hơn so với dự kiến. Chỉ sau khoảng 1 tiếng khởi hành, sóng to dần, mọi người thấm mệt và say sóng. Tiếp theo đó là 30 tiếng không ăn không uống, không làm được gì ngoài việc nằm la liệt trên tàu.
"Thời điểm đó em hầu như không biết gì ngoài việc nằm ngủ li bì. Thỉnh thoảng em chỉ mở mắt ra nhìn xung quanh, đôi khi thấy vài người đi lại trên tàu rồi sau đó lại tiếp tục bơ phờ vì say sóng" - Thảo kể.
Thế rồi, tàu đến cụm đảo Đá Tây. Trên tàu lúc này mọi người đã bắt đầu bớt say sóng, Thu Thảo và các bạn cố ăn bát cháo để chuẩn bị vào đảo. Nhưng từ đó thời tiết càng xấu, áp thấp nhiệt đới quây lấy quần đảo như muốn bóp vỡ tàu và ném xuống đại dương mênh mông.
"Khi tất cả mọi người đã sẵn sàng tinh thần để vào đảo Đá Tây thì những con sóng lớn với cột nước cao tới 5-6 m dồn dập ập đến. Con tàu, trước khi đi với em lớn lao là thế mà giờ trở nên quá bé nhỏ, có cảm giác như sẽ bị cuốn phăng đi. Nhưng đoàn tàu vẫn trụ vững, chỉ có điều sóng lớn và mưa nên phải mất 2 ngày vật lộn thì đoàn mới chạy ca nô vào được tới đảo" - cô sinh viên nhớ lại những ngày cập bến gian nan của mình.
Vào đầu tháng 4, sau khi đi thăm một số đảo nhỏ như đảo Phan Vinh, đảo Thuyền Chài..., Thu Thảo và đoàn có mặt tại đảo Trường Sa Lớn - nơi được gọi là Thủ đô của quần đảo Trường Sa. Lúc này, trời mưa nặng hạt nhưng nhiệt huyết thì vẫn đang ngùn ngụt cháy. Cho nên hôm đó, tại Trường Sa Lớn, cô gái trẻ cùng đội văn nghệ trường Học viện Cảnh sát đã hát vang các ca khúc về nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Mang theo những tình cảm không thể nào phai
"Trong suốt hai tuần, em chỉ đến được 4-5 đảo, bởi có đảo đã đi được nửa đường rồi nhưng đành quay về, có đảo thì thay hai lần ca nô cũng không thể vào được. Trời thì mưa tầm tã, sóng lớn, cứ lúc nào cập đến đảo là người em ướt đẫm, sau đó vào đến nơi và thay đồ để cùng giao lưu với các chiến sĩ. Nhưng kết thúc chuyến đi là sự nuối tiếc và lưu luyến khôn cùng" - Thu Thảo chia sẻ.
Trước khi đi, cô cảnh sát tương lai nghĩ rằng ở Trường Sa, các chiến sĩ dạn dày sóng gió sẽ mạnh dạn khi tiếp xúc với người mới, thế nhưng trong những phút đầu tiên, là sự e dè của các chàng lính trẻ.
Tại đảo nhỏ đầu tiên mà em đến, vì nhỏ quá nên không có sân khấu gì cả, chỉ có nhà ở cũng nhỏ thôi nên không tổ chức biểu diễn văn nghệ, đoàn trường Cảnh sát tặng quà và cùng trò chuyện với các anh. Ban đầu các anh còn ngại, không dám trò chuyện, nhưng khi sắp chia tay rồi thì lại lưu luyến" - cũng bởi cái phút lưu luyến này mà đến thời điểm này, nữ sinh trường Cảnh sát vẫn liên lạc thường xuyên với các chiến sĩ ở Trường Sa.
Cô gái trẻ đã trở về đất liền được 6 tháng, về với nhịp sống thường ngày của một sinh viên trường Cảnh sát. Đó là ăn theo giờ, ngủ đúng giấc, học võ, học bắn súng, học lái xe.... nhưng những niềm xúc động của chuyến đi vẫn còn dâng trào trong cô: "Có lẽ điều quý giá nhất chính là tình cảm mà những người lính ở Trường Sa đã dành cho em và các thành viên trong đoàn.
Thu Thảo với chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa |
Kết thúc chuyến đi, em đã mang về đất liền những vỏ ốc, vỏ sò rất đẹp do các anh tặng. Thỉnh thoảng, em và các anh ở Trường Sa vẫn liên lạc cho nhau, những lời hỏi thăm, chia sẻ bình dị thôi, nhưng cảm thấy mình như được trải rộng tâm hồn hơn".
(Theo BĐVN)