Thời gian gần đây, trên mạng internet, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thấy người ta quảng cáo rầm rộ: mua nhà giá gốc, rồi ngày hội nhà giá gốc khiến cho nhiều người dân tưởng rằng cơ hội sẽ đến với mình. Song dư luận cũng đặt câu hỏi giá nào được coi là giá gốc. Bởi xét cho cùng giá gốc là khái niệm mập mờ…
TIN BÀI KHÁC
Mập mờ giá gốc
Sau cuộc họp báo lần đầu tiên vào ngày 7-9-2011, sự kiện Ngày hội mua nhà giá gốc đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Ban tổ chức đã nhận được hơn 3.000 người đăng ký mua nhà giá gốc và 50% trong số đó dự kiến sẽ tìm được những căn hộ với giá từ 1-3 tỷ đồng. Theo thống kê của ban tổ chức, đa số những người có nhu cầu quan tâm đến nhà chung cư. Một sự kiện chưa từng có, nên thu hút sự quan tâm cũng là điều dễ hiểu. Và chính từ sự “quan tâm” đã phát hiện ra hàng loạt những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức của sự kiện này khiến cho dư luận hoài nghi về một “ngày hội” là có thực.
Nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã cho rằng đơn vị tổ chức Ngày hội mua nhà giá gốc đã “bịa đặt” khi nói về đơn vị chỉ đạo chương trình, bảo trợ thông tin và quan trọng hơn, chương trình không hề có giấy phép của Sở Công Thương, Sở Thông tin Truyền thông để tổ chức ngày hội. Sau đó, đơn vị tổ chức - Công ty cổ phần Truyền thông ASEAN C&C đã phải rời “ngày hội” của mình từ 25-9 đến 21-10 tới đây hầu mong có đầy đủ giấy tờ cần thiết để tổ chức ngày hội. Mới đây nhất ngày 7-10-2011, Công ty lại có thông cáo báo chí lần thứ 2, nêu rõ nội dung của ngày hội. Tại thông cáo báo chí lần hai này, các đơn vị chỉ đạo được nêu tên trong thông cáo báo chí lần thứ nhất như Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương chính sách nhà ở và thị trường BĐS, Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS đã không xuất hiện trong thông cáo báo chí lần thứ hai này.
Những tưởng chương trình có thể xuôi chèo mát mái, đáp ứng sự kỳ vọng của dư luận về một thị trường nhà đất minh bạch. Thế nhưng chương trình này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Theo công văn số 2977/SCT-KHTC của Sở Công Thương TP Hà Nội ký ngày 21-9 xác nhận, cấp phép tổ chức hội chợ triển lãm vào ngày 21, 22 và 23-10 tới tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Mỹ Đình, Hà Nội với tên gọi “Hội chợ triển lãm BĐS & nhà ở”, chứ không được gọi là “Ngày hội mua nhà giá gốc”. Song trên thực tế, bất chấp yêu cầu của Sở Công Thương Hà Nội, trong thông cáo báo chí mới nhất gửi tới các cơ quan báo chí ngày 7-10, hay tại khu vực tổ chức triển lãm, các pano, áp phích vẫn khẳng định và ghi rõ là “Ngày hội mua nhà giá gốc”!
Không tồn tại khái niệm giá gốc
Theo các chuyên gia bất động sản, có 3 loại giá, đó là “giá thành” do công ty xây dựng đưa ra, “giá bán” do công ty kinh doanh chào hàng và “giá trị” do người mua định giá. Vậy giá gốc là ở đâu ra. Có thể khẳng định luôn không tồn tại khái niệm giá gốc đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay.
Chính ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần truyền thông ASEAN C&C trong phần trả lời phóng viên tại cuộc họp báo về tiêu chí nhà giá gốc cũng cho rằng chưa có tiêu chí để xác định thế nào là nhà giá gốc nhưng phía đơn vị tổ chức sẽ đứng ra bảo đảm, khách hàng sẽ được mua đúng với giá phía chủ đầu tư đưa ra mà không phải qua khâu trung gian nào.
Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, chia sẻ: “Hiện thị trường BĐS đang bước vào giai đoạn trầm lắng, nhiều chủ đầu tư giảm giá trực tiếp từ 5-20%, thậm chí có những dự án còn dùng chiêu mua căn hộ tặng diện tích sàn bán lẻ, nhẫn kim cương, ô tô… nhằm thu hút người mua. Tất cả những chiêu thức đó vẫn chưa chạm tới giá gốc của sản phẩm. Chẳng có chủ đầu tư nào chấp nhận giảm giá tới giá gốc để mà chịu lỗ cả nên thực tế không thể tồn tại giá gốc trên thị trường BĐS”.
Theo ông Trần Đức Diễn, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Maxland, giá gốc chỉ có chủ đầu tư mới biết, chúng tôi là kênh phân phối sản phẩm cũng không hề nắm được đâu là giá gốc. “Khi chúng tôi chiết khấu cho khách hàng đều phải thông qua chủ đầu tư, với những suất ngoại giao có thể chiết khấu cao nhưng cũng không ai dám chắc đó là giá gốc cuối cùng của sản phẩm” - ông Diễn nói. TS.Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội phân tích: “Hiện nay rất khó xác định nhà giá gốc. Chúng ta có thể tính chi phí xây dựng mỗi mét vuông nhà từ 5-6 triệu đồng, tính được tiền sử dụng đất tại khu vực, tiền giải phóng mặt bằng… nhưng những chi phí vô hình khác làm sao tính được. Có lẽ cũng vì thế mà giá BĐS hiện nay đang thiếu tính minh bạch và cao đến như vậy”. Qua những phát biểu của các chuyên gia, có thể thấy sự mập mờ trong việc gọi tên “Ngày hội nhà giá gốc”. Thực tế, rất khó để người mua xác định được đâu là giá gốc.
Không tham gia vẫn có tên
Đó là trường hợp của các đơn vị như CTCP Đầu tư phát triển nhà Constrexim HOD, Tập đoàn Hoàng Huy (Dự án Golden Land), CTCP May Thăng Long (Dự án Thăng Long Garden City), CTCP Đầu tư phát triển Đô thị Thăng Long, CTCP Sông Đà Thăng Long, CTCP Sông Đà Nha Trang, CTCP BĐS Tài chính Dầu khí, CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu, Cty TNHH Berjaya - Handico 12, CTCP Đầu tư Thương mại Bốn U, CTCP BĐS Green Oasis, CTCP thương mại Vinacom Việt Nam, CTCP Phát triển và đầu tư BĐS Phi Long... và nhiều chủ đầu tư khác. Đó là những đơn vị không tham gia ngay từ đầu hoặc đã đăng ký tham gia nhưng sau những lình xình của ngày hội đã rút lui. Nhưng khi báo chí hỏi ban tổ chức về vấn đề này thì lại nhận được câu trả lời rằng các đơn vị này đã đồng ý tham gia và còn có cả hợp đồng thực hiện. Để có thông tin đa chiều chúng tôi đã có liên lạc với CTCP Sông Đà Thăng Long và đã nhận được câu trả lời: “Chúng tôi có biết gì về sự kiện này đâu mà bảo tham gia hay không. Nếu chúng tôi có đăng ký tham gia từ ngày đầu thật, giờ sau một chuỗi ồn ào của Ban tổ chức mà xin rút đã đi một nhẽ. Việc CTCP Asean C&C tự ý đưa tên Công ty chúng tôi vào danh sách tham gia hội chợ là không thể chấp nhận được”. Công ty này cũng khẳng định sẽ không tham gia sự kiện Ngày hội mua nhà giá gốc.
Với ý nghĩa tích cực là bán nhà đến tay người tiêu dùng mà không phải qua các khâu trung gian, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân giữa thời điểm bất động sản có nhiều biến động như hiện nay, “Ngày hội mua nhà giá gốc” bản chất là một hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ bán hàng và huy động vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. việc làm này giúp minh bạch thị trường, giúp người mua có cơ hội sở hữu ngôi nhà đúng giá trị thực. Đây cũng là cơ hội để phát hiện và loại khỏi thị trường những yếu tố, hành vi thao túng, đẩy giá làm ảnh hưởng tới các giao dịch thực của thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhưng thực tế khâu tổ chức còn vội vàng, còn tồn tại những vấn đề chưa rõ ràng dẫn đến những lùm xùm không đáng có với ngày hội lần đầu tiên được tổ chức khiến cho dư luận nghi ngờ cũng như người tiêu dùng mất lòng tin vào đơn vị tổ chức.
Bất động sản là một loại hàng hóa đặc biệt, đơn vị tổ chức sự kiện cũng phải có đơn vị thẩm định lại hàng hóa của chủ đầu tư, bởi chủ đầu tư nào chẳng tự khẳng định hàng của mình là tốt, đảm bảo chất lượng, và “người bán hàng” cũng chào hàng là giá mình đưa ra là giá rẻ, giá gốc. Trong khi đó, ngày hội không có cơ quan chức trách của Nhà nước đứng ra giám sát, thẩm định, vậy thì ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi khách hàng sau ngày hội? Có thể sẽ có những giao dịch được thực hiện, người tiêu dùng cũng có thêm kênh thông tin, nhưng việc mua bán nhà giá gốc vẫn là một điều khó khăn đối với cả hai phía - chủ đầu tư và người tiêu dùng.
(Theo ANTĐ)
TIN BÀI KHÁC
“Gà chín cựa” nhởn nhơ giữa Thủ đô
Quà 'độc' 20/10: hoa hồng bằng vàng ròng 24K
Hoa hậu Thùy Dung diện váy ren trong suốt
Ê chề nghề mua vui cho khách của cave già
Lời khai nóng vụ cướp vàng ở Bình Thuận
Quà 'độc' 20/10: hoa hồng bằng vàng ròng 24K
Hoa hậu Thùy Dung diện váy ren trong suốt
Ê chề nghề mua vui cho khách của cave già
Lời khai nóng vụ cướp vàng ở Bình Thuận
Mập mờ giá gốc
Sau cuộc họp báo lần đầu tiên vào ngày 7-9-2011, sự kiện Ngày hội mua nhà giá gốc đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Ban tổ chức đã nhận được hơn 3.000 người đăng ký mua nhà giá gốc và 50% trong số đó dự kiến sẽ tìm được những căn hộ với giá từ 1-3 tỷ đồng. Theo thống kê của ban tổ chức, đa số những người có nhu cầu quan tâm đến nhà chung cư. Một sự kiện chưa từng có, nên thu hút sự quan tâm cũng là điều dễ hiểu. Và chính từ sự “quan tâm” đã phát hiện ra hàng loạt những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức của sự kiện này khiến cho dư luận hoài nghi về một “ngày hội” là có thực.
Những tưởng chương trình có thể xuôi chèo mát mái, đáp ứng sự kỳ vọng của dư luận về một thị trường nhà đất minh bạch. Thế nhưng chương trình này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Theo công văn số 2977/SCT-KHTC của Sở Công Thương TP Hà Nội ký ngày 21-9 xác nhận, cấp phép tổ chức hội chợ triển lãm vào ngày 21, 22 và 23-10 tới tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Mỹ Đình, Hà Nội với tên gọi “Hội chợ triển lãm BĐS & nhà ở”, chứ không được gọi là “Ngày hội mua nhà giá gốc”. Song trên thực tế, bất chấp yêu cầu của Sở Công Thương Hà Nội, trong thông cáo báo chí mới nhất gửi tới các cơ quan báo chí ngày 7-10, hay tại khu vực tổ chức triển lãm, các pano, áp phích vẫn khẳng định và ghi rõ là “Ngày hội mua nhà giá gốc”!
Không tồn tại khái niệm giá gốc
Theo các chuyên gia bất động sản, có 3 loại giá, đó là “giá thành” do công ty xây dựng đưa ra, “giá bán” do công ty kinh doanh chào hàng và “giá trị” do người mua định giá. Vậy giá gốc là ở đâu ra. Có thể khẳng định luôn không tồn tại khái niệm giá gốc đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay.
Chính ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần truyền thông ASEAN C&C trong phần trả lời phóng viên tại cuộc họp báo về tiêu chí nhà giá gốc cũng cho rằng chưa có tiêu chí để xác định thế nào là nhà giá gốc nhưng phía đơn vị tổ chức sẽ đứng ra bảo đảm, khách hàng sẽ được mua đúng với giá phía chủ đầu tư đưa ra mà không phải qua khâu trung gian nào.
Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, chia sẻ: “Hiện thị trường BĐS đang bước vào giai đoạn trầm lắng, nhiều chủ đầu tư giảm giá trực tiếp từ 5-20%, thậm chí có những dự án còn dùng chiêu mua căn hộ tặng diện tích sàn bán lẻ, nhẫn kim cương, ô tô… nhằm thu hút người mua. Tất cả những chiêu thức đó vẫn chưa chạm tới giá gốc của sản phẩm. Chẳng có chủ đầu tư nào chấp nhận giảm giá tới giá gốc để mà chịu lỗ cả nên thực tế không thể tồn tại giá gốc trên thị trường BĐS”.
Theo ông Trần Đức Diễn, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Maxland, giá gốc chỉ có chủ đầu tư mới biết, chúng tôi là kênh phân phối sản phẩm cũng không hề nắm được đâu là giá gốc. “Khi chúng tôi chiết khấu cho khách hàng đều phải thông qua chủ đầu tư, với những suất ngoại giao có thể chiết khấu cao nhưng cũng không ai dám chắc đó là giá gốc cuối cùng của sản phẩm” - ông Diễn nói. TS.Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội phân tích: “Hiện nay rất khó xác định nhà giá gốc. Chúng ta có thể tính chi phí xây dựng mỗi mét vuông nhà từ 5-6 triệu đồng, tính được tiền sử dụng đất tại khu vực, tiền giải phóng mặt bằng… nhưng những chi phí vô hình khác làm sao tính được. Có lẽ cũng vì thế mà giá BĐS hiện nay đang thiếu tính minh bạch và cao đến như vậy”. Qua những phát biểu của các chuyên gia, có thể thấy sự mập mờ trong việc gọi tên “Ngày hội nhà giá gốc”. Thực tế, rất khó để người mua xác định được đâu là giá gốc.
Không tham gia vẫn có tên
Đó là trường hợp của các đơn vị như CTCP Đầu tư phát triển nhà Constrexim HOD, Tập đoàn Hoàng Huy (Dự án Golden Land), CTCP May Thăng Long (Dự án Thăng Long Garden City), CTCP Đầu tư phát triển Đô thị Thăng Long, CTCP Sông Đà Thăng Long, CTCP Sông Đà Nha Trang, CTCP BĐS Tài chính Dầu khí, CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu, Cty TNHH Berjaya - Handico 12, CTCP Đầu tư Thương mại Bốn U, CTCP BĐS Green Oasis, CTCP thương mại Vinacom Việt Nam, CTCP Phát triển và đầu tư BĐS Phi Long... và nhiều chủ đầu tư khác. Đó là những đơn vị không tham gia ngay từ đầu hoặc đã đăng ký tham gia nhưng sau những lình xình của ngày hội đã rút lui. Nhưng khi báo chí hỏi ban tổ chức về vấn đề này thì lại nhận được câu trả lời rằng các đơn vị này đã đồng ý tham gia và còn có cả hợp đồng thực hiện. Để có thông tin đa chiều chúng tôi đã có liên lạc với CTCP Sông Đà Thăng Long và đã nhận được câu trả lời: “Chúng tôi có biết gì về sự kiện này đâu mà bảo tham gia hay không. Nếu chúng tôi có đăng ký tham gia từ ngày đầu thật, giờ sau một chuỗi ồn ào của Ban tổ chức mà xin rút đã đi một nhẽ. Việc CTCP Asean C&C tự ý đưa tên Công ty chúng tôi vào danh sách tham gia hội chợ là không thể chấp nhận được”. Công ty này cũng khẳng định sẽ không tham gia sự kiện Ngày hội mua nhà giá gốc.
Với ý nghĩa tích cực là bán nhà đến tay người tiêu dùng mà không phải qua các khâu trung gian, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân giữa thời điểm bất động sản có nhiều biến động như hiện nay, “Ngày hội mua nhà giá gốc” bản chất là một hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ bán hàng và huy động vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. việc làm này giúp minh bạch thị trường, giúp người mua có cơ hội sở hữu ngôi nhà đúng giá trị thực. Đây cũng là cơ hội để phát hiện và loại khỏi thị trường những yếu tố, hành vi thao túng, đẩy giá làm ảnh hưởng tới các giao dịch thực của thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhưng thực tế khâu tổ chức còn vội vàng, còn tồn tại những vấn đề chưa rõ ràng dẫn đến những lùm xùm không đáng có với ngày hội lần đầu tiên được tổ chức khiến cho dư luận nghi ngờ cũng như người tiêu dùng mất lòng tin vào đơn vị tổ chức.
Bất động sản là một loại hàng hóa đặc biệt, đơn vị tổ chức sự kiện cũng phải có đơn vị thẩm định lại hàng hóa của chủ đầu tư, bởi chủ đầu tư nào chẳng tự khẳng định hàng của mình là tốt, đảm bảo chất lượng, và “người bán hàng” cũng chào hàng là giá mình đưa ra là giá rẻ, giá gốc. Trong khi đó, ngày hội không có cơ quan chức trách của Nhà nước đứng ra giám sát, thẩm định, vậy thì ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi khách hàng sau ngày hội? Có thể sẽ có những giao dịch được thực hiện, người tiêu dùng cũng có thêm kênh thông tin, nhưng việc mua bán nhà giá gốc vẫn là một điều khó khăn đối với cả hai phía - chủ đầu tư và người tiêu dùng.
(Theo ANTĐ)