Đức là ngôi nhà của ECB và cũng là chủ nợ lớn nhất đối với các con nợ chính phủ trong khu vực như Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len. Trong quá trình chống khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, Đức đang thể hiện sự chi phối. Tuy nhiên, sự cứng rắn của nước này đã khiến nhiều quốc gia và giới tài phiệt lo ngại.

Tăng trưởng hay ổn định?

Ông trùm tài chính George Soros trong một bài phỏng vấn tại Financial Times vừa qua đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Đức hãy lãnh đạo khu vực Euro thoát khỏi khủng hoảng bằng những giải pháp tích cực nếu không thì hãy rời khỏi khối đồng tiền chung để cứu vớt tương lai của cả khu vực châu Âu.

Giải pháp mà ông trùm tài chính này đưa ra là tăng trưởng kinh tế thay vì thắt lưng buộc bụng, bên cạnh đó là tạo ra một quyền lực tài chính chung và đảm bảo tính thanh khoản của các trái phiếu chính phủ.

Đây chính là điều thể hiện nhưng quan điểm trái ngược trong giải quyết vẫn đề nợ công của Châu Âu hiện nay, trong khi Đức tiếp tục thể hiện một lập trường cứng rắn với mong muốn tạo dựng nền tẳng ổn định trước khi nói đến tăng trưởng thì nhiều quốc gia và giới tái phiệt lại tỏ ra sốt ruột mốn nới lỏng sớm hơn để lấy lại sự tăng trưởng.

Ông Soros ủng hộ mạnh mẽ quá trình hội nhập châu Âu nhưng lại thẳng thắn chỉ trích phương thức quản lý khủng hoảng khu vực của Đức kể từ năm 2010. Ông cho rằng, những giải pháp mà Đức đang thực hiện không mang lại hiệu quả trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Không những thế còn khiến nền kinh tế khu vực cũng như thế giới lâm vào bế tắc.

Soros đã rất hoan nghênh động thái mới nhất của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong việc mua lại trái phiếu chính phủ Eurozone và cho rằng đây là một bước tiến mạnh mẽ hơn so với trước đó. Tuy nhiên ông cho rằng, kế hoạch giảm áp lực nợ nên các quốc gia này có thể làm sâu sắc thêm căng thẳng trong khu vực bởi những điều kiện ràng buộc kèm theo.

“Động thái của ECB sẽ có những tác dụng nhất định. Thậm chí là sẽ đặt nền móng cho một giải pháp sau cùng. Tuy nhiên đó mới chỉ là tạm thời chứ không được cho là một biện pháp mang tính lâu dài".

Việc can thiệp của ECB có thể giảm khoản tiền bù rủi ro mà Madrid phải trả cho trái phiếu của họ nhưng sẽ là không đủ để ngăn chặn vòng xoáy giảm phát hiện nay. Ông Soros không cho rằng Tây Ban Nha có ý định xin nhận hỗ trợ trừ khi họ bị lâm bước đường cùng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là những đòi hỏi về điều kiện thắt lưng buộc bụng hà khắc hơn đối với các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý có thể làm sâu sắc hơn những bất đồng trong khu vực giữa quốc gia đi vay và chủ nợ.

Ông trùm tài chính Soros, 82 tuổi bày tỏ về lo sợ của mình trước tình trạng này. Người cho vay thì luôn muốn tạo ra những áp lực và điều khoản ràng buộc bất lợi cho đối phương còn người đi vay thì tù túng trong những khuôn khổ hà khắc mà không tìm được giải pháp khắc phục để phát triển. Mối bất hòa này có thể khiến khối tiền tệ, thậm chí là thị trường chung và liên minh EU sụp đổ.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng, giải pháp mong muốn của ông dành cho Đức là nước này nên từ bỏ lập trường kiềm chế lạm phát của mình cũng như là cách ứng xử theo kiểu “bá chủ nhân từ” đối với các đối tác hơn là rời khỏi khối đồng tiền chung. Nếu cứ giữ khư khư quyền lợi của mình, Đức chỉ khiến cho tình hình rơi thêm vào bi kịch.

Cái lý cứng rắn của người Đức

Để ngăn chặn tình trạng đối đầu leo thang hiện nay giữa những quốc gia đi vay và chủ nợ, theo ông Soros châu Âu cần thành lập một EFA (quyền lực tài chính châu Âu) thực sự - một kiểu giống quỹ tiền tệ châu Âu nhưng chịu trách nhiệm giám sát các quỹ cứu trợ, đảm bảo khả năng thanh toán các gói trái phiếu mà ECB mua, đồng thời đưa ra những quyết định kinh tế cho tất các các chính phủ khu vực Eurozone để tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn.

Và như vậy một EFA sẽ không tạo ra quá nhiều áp lực đối với chính phủ các nước. Mặt khác, với mục tiêu cùng nhau chia sẻ gánh nặng nợ nần EFA tạo điều kiện cho họ khắc phục khó khăn trong tình cảnh quẫn bách như hiện nay.

Thế nhưng giải pháp này có lẽ không hợp lý lắm đối với người Đức trong đó có ngân hàng Bundesbank, những người luôn cho rằng, bản thân chính phủ các nước trong khu vực đồng tiền chung phải chịu trách nhiệm trước khoản nợ của mình.

Ý tưởng về việc thành lập một cơ quan như vậy cho Eurozone vấp phải sự phản đối gay gắt của chính phủ Đức. Thủ tướng Angela Merkel và bộ trưởng tài chính nước này ông Wolfgang Schäuble đều cho rằng, điều này không thể xảy ra cho đến khi thành lập một liên minh tài khóa tại châu Âu để kiểm soát những quy định về tình trạng ngân sách chính phủ.

Một vấn đề quan trọng khác là tình hình tăng trưởng. Soros cho rằng, khu vực đồng tiền chung nên đặt mục tiêu tăng trưởng danh nghĩa ít nhất là 5%, và chấp nhận mức lạm phát cao hơn trong một thời gian nhất định. Theo ông, nếu không có triển vọng tăng trưởng thì những người đi vay sẽ chỉ mãi luẩn quẩn trong một cái bẫy giảm phát và cuối cùng thì buộc phải phá sản.

Quan điểm này đối nghịch hoàn toàn với Đức, một chủ nợ lớn. Nước này cho rằng, chính phủ các quốc gia nợ nần phải thắt chặt hầu bao hơn nữa, cắt giảm đến mức thấp nhất có thể các khoản chi tiêu công để giảm bớt gánh nặng ngân sách.

Nhìn nhận những rủi ro có thể xảy ra đối với tình hình kinh tế trong khu vực và thế giới, chuện gia dự báo tài chính Soros cảnh báo, “nếu như họ không thay đối cách nhìn đối với đồng Euro, họ sẽ khiến châu Âu lâm vào tình trạng không thể giải quyết. Mối bận tâm thực sự của tôi là đồng tiền Euro đang đe dọa châu Âu. Nếu như nó sụp đổ thì châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn cả trước khi được hình thành”.

Về phần Đức, sự ở lại của Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực - có cái lý của riêng họ. Đức là ngôi nhà của ECB và cũng là chủ nợ lớn nhất đối với các con nợ chính phủ trong khu vực như Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len. Quyền lợi của Đức đương nhiên là gắn chặt với những quốc gia này. Dĩ nhiên,Đức có cái lý cho sự cứng rắn của mình và dù ai phản đối nhưng không dễ dàng lật ngược tình thế.

HUNGNINH (Theo CNN, BBC)