Trong số này, có tới 153.000 tỷ đồng thuộc về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Cơ chế thị trường: Đơn giản hóa việc xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu: Hành động ngay để tạo niềm tin
Đã nợ xấu còn tham đòi giá cao?
Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào?
Xử lý nợ xấu: Hành động ngay để tạo niềm tin
Đã nợ xấu còn tham đòi giá cao?
Nợ xấu ngân hàng được giấu như thế nào?
Nợ xấu: Chưa nắm rõ, khó xử lý
Đây là tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 28 đến 29/9.
Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012, mà ông không nêu nguồn. Báo cáo này thừa nhận: “Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.
Căn cứ báo cáo trên, và nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng, như công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Minh tính toán khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ xấu lên đến mức như trên.
Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012.
Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
Đây là tính toán của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 28 đến 29/9.
Tính toán trên của ông Minh dựa trên một bản báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012, mà ông không nêu nguồn. Báo cáo này thừa nhận: “Doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.
Căn cứ báo cáo trên, và nợ xấu là 10% tổng dư nợ tín dụng, như công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Minh tính toán khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ xấu lên đến mức như trên.
Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012.
Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN - 62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ đồng).
Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA cho vay lại chiếm 72,4% trong năm 2009. Một phần lớn nguồn vốn này sau đó được VDB cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi để đầu tư.
Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng...
Tiến sĩ Minh trích dẫn lời ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB), rằng “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 - 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…”.
Ông Minh nhận xét, nguyên nhân chính khiến cho khu vực doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác.
Ông cũng cho rằng nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp rất khó giải quyết vì khu vực này khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Trong khi đó, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức rất cao, khoảng 54,8% GDP năm 2011, và nguy cơ thâm hụt ngân sách trong năm 2012 tăng trở lại thì khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước để giảm nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vô cùng khó khăn.
“Điều này hàm ý rằng việc giải quyết nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ thực sự là một công việc khó khăn đối với Việt Nam trừ phi có những thay đổi quyết liệt về chính sách liên quan đến việc mua bán tài sản tại khu vực này”, ông nói.
(Theo TBKTSG)