Nhiều người cho rằng, đây là phát súng đầu tiên chấn chỉnh xe công hết hạn ở Việt Nam.
Ôtô 'phát ốm' với chính sách
Ôtô ế ẩm, vẫn ra hàng loạt mẫu mới
Ôtô nhập chạm đáy vì… ế
Ôtô ế ẩm, vẫn ra hàng loạt mẫu mới
Ôtô nhập chạm đáy vì… ế
Mỗi năm một cú sốc: DN ôtô chán nản, mệt mỏi
Thực trạng nhiều xe mang biển kiểm soát ngoại giao đã hết hạn vẫn được lưu thông trên đường vô tư mặc dù trái với quy định của pháp luật.
Ngang nhiên lách luật
Hiện nay, hiện tượng xe mang biển ngoại giao hết hạn, mang biển nước ngoài do nhân viên ngoại giao làm việc ở nước ta về nước để lại mặc nhiên lưu thông trên đường phố. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nhân viên ngoại giao khi sang làm nhiệm vụ công tác tại Việt Nam được mang theo một xe ôtô để làm phương tiện đi lại. Những chiếc xe ô tô này phải đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt. Chúng được hưởng chính sách ưu tiên nên không phải nộp bất cứ một loại thuế và phí nào.
Cũng theo quy định, sau khi hết nhiệm kỳ về nước (thông thường 3 năm), những nhân viên ngoại giao này buộc phải tái xuất, mang xe ôtô về nước hoặc tiêu hủy. Đồng thời, bắt buộc phải trả lại biển kiểm soát "NN" và "NG" cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt. Hoặc nếu bán cho người Việt Nam sử dụng thì phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Việt Nam... Tuy nhiên, một số nhân viên sang công tác ngoại giao ở nước ta sau khi hết nhiệm kỳ đã mang bán xe ôtô cho người Việt Nam sử dụng. Mặt khác, một số đối tượng người Việt Nam "bắt mùi" (vì giá rẻ, hàng xịn) cũng tìm đến mua xe. Điều đặc biệt, phần lớn xe của những nhân viên ngoại giao các nước bán lại là những chiếc xe hạng sang. Thông thường là của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Porche Cayene, Audi, Lexus, BMW.
Thực trạng nhiều xe mang biển kiểm soát ngoại giao đã hết hạn vẫn được lưu thông trên đường vô tư mặc dù trái với quy định của pháp luật.
Ngang nhiên lách luật
Hiện nay, hiện tượng xe mang biển ngoại giao hết hạn, mang biển nước ngoài do nhân viên ngoại giao làm việc ở nước ta về nước để lại mặc nhiên lưu thông trên đường phố. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nhân viên ngoại giao khi sang làm nhiệm vụ công tác tại Việt Nam được mang theo một xe ôtô để làm phương tiện đi lại. Những chiếc xe ô tô này phải đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt. Chúng được hưởng chính sách ưu tiên nên không phải nộp bất cứ một loại thuế và phí nào.
Cũng theo quy định, sau khi hết nhiệm kỳ về nước (thông thường 3 năm), những nhân viên ngoại giao này buộc phải tái xuất, mang xe ôtô về nước hoặc tiêu hủy. Đồng thời, bắt buộc phải trả lại biển kiểm soát "NN" và "NG" cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt. Hoặc nếu bán cho người Việt Nam sử dụng thì phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Việt Nam... Tuy nhiên, một số nhân viên sang công tác ngoại giao ở nước ta sau khi hết nhiệm kỳ đã mang bán xe ôtô cho người Việt Nam sử dụng. Mặt khác, một số đối tượng người Việt Nam "bắt mùi" (vì giá rẻ, hàng xịn) cũng tìm đến mua xe. Điều đặc biệt, phần lớn xe của những nhân viên ngoại giao các nước bán lại là những chiếc xe hạng sang. Thông thường là của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Porche Cayene, Audi, Lexus, BMW.
Xe ô tô mang biển số ngoại giao bị bắt chờ xử lý |
Đúng theo quy định, những chiếc xe này muốn được lưu thông tiếp phải tiến hành các thủ tục nhập khẩu, đổi biển. Tuy nhiên, điều đáng nói là người sử dụng vẫn để biển "NG" để lưu thông trên đường. Tình trạng này diễn ra nhiều nơi, gây ra thất thoát một lượng tiền không nhỏ về việc đánh thuế nhập khẩu đối với các loại ôtô này. Chính vì giá rẻ, lại là những thương hiệu uy tín, cùng mang cái mác biển "NG" nên khiến nhiều người muốn săn tìm. Theo một chiến sĩ cảnh sát giao thông (đề nghị giấu tên) cho biết, hiện tượng này có tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, thông thường, người sở hữu nó là những người có quan hệ tương đối rộng.
Tịch thu 11 xe mang biển ngoại giao
Thực trạng xe mang biển kiểm soát "NG" hết hạn ngang nhiên đi lại trên đường phố khiến nhiều người dân tỏ ra bức xúc. Mới đây, Công an tỉnh Phú Thọ đã quyết định xử lý tận gốc sự tồn tại trái phép của các phương tiện này. Theo thông tin mà báo Người đưa tin nhận được, ngày 28/9, Phòng PC46, Công an tỉnh Phú Thọ vừa quyết định tạm giữ 25 xe ô tô mang biển kiếm soát nước ngoài quá thời hạn tạm nhập nhưng không làm thủ tục tái xuất và có hành vi trốn thuế. Đáng chú ý trong 25 xe mang biển kiểm soát ngoại giao bị Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định xử phạt hành chính thì có 11 chiếc bị tịch thu. Còn 14 chiếc xe cơ quan Công an tỉnh Phú Thọ đang hoàn tất các thủ tục điều tra, xác minh để ra quyết định thu hồi. Trong số những chiếc xe mang biển kiểm soát ngoại giao đã chuyển nhượng cho người Việt Nam bị bắt thì có chiếc sử dụng hơn 10 năm.
Hiện nay vấn đề đặt ra, các chủ phương tiện được chuyển nhượng vẫn lưu hành công khai bằng các giấy ủy quyền được đóng dấu và "ký khống". Trong khi đó, các chủ phương tiện này đã về nước nên không thể truy cứu tội danh trốn thuế đối với người mua. Vì vậy, buộc cơ quan điều tra phải quyết định xử phạt hành chính và tịch thu phương tiện.
Được biết, Phú Thọ là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện bắt giữ xe tạm nhập hết thời hạn mang biển kiểm soát ngoại giao. Theo nguồn tin của chúng tôi, hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, xe mang biển số "NG" hết hạn vẫn đang lưu thông còn số lượng lớn. Chính vì vậy, chiến công của phòng PC 46 Phú Thọ được nhiều người ví là phát súng đầu tiên, mở đầu nhằm chấn chỉnh tình trạng xe mang biển số ngoại giao hết hạn ngang nhiên lưu hành trên đường.
(Theo Người đưa tin)