Ngừng huy động vàng, có đơn giản như trước đây nhà có người giúp việc, nay không thì mỗi người làm thêm một chút hoặc tìm cách bớt việc đi?
Đã gia công xong 30.000 lượng vàng SJC
Vàng - đô: Cặp đôi hoàn hảo?
Vàng có thể lên trên 50 triệu đồng/lượng
Nghịch lý giá vàng trong nước
Vàng - đô: Cặp đôi hoàn hảo?
Vàng có thể lên trên 50 triệu đồng/lượng
Nghịch lý giá vàng trong nước
Sốt vàng: Lỗi tại ai?
Từ ngày 25/11 tới, các ngân hàng thương mại phải ngừng hẳn hoạt động huy động vàng. Số thành viên còn huy động không nhiều, nhưng quy mô vốn vàng là đủ lớn để cân nhắc những phát sinh.
Mỗi nhà mỗi cảnh
Tháng 9 vừa qua, hiếm khi thị trường chứng kiến ba thành viên lớn là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đi đầu trong đợt tăng lãi suất VND lên 13%/năm. Cùng đó, lãi suất huy động vàng từ 0,5 - 0,8%/năm được nâng lên cao nhất 1,6%/năm.
Có những lý do khác nhau, trong đó có thể suy đoán về một hướng “phòng ngự từ xa”, tăng cường huy động VND các kỳ hạn dài để chuẩn bị cho mốc hẹn 25/11 gần kề, thời điểm nguồn vốn vàng bắt đầu hổng dần đi trong cơ cấu.
Từ đầu năm đến nay, có gần chục ngân hàng thương mại huy động vàng. Mức độ và bài toán cân đối ở mỗi thành viên là khác nhau. Chuẩn bị cho mốc hẹn trước (5/2012), một số thành viên đã ngừng hẳn (SCB, Sacombank), hoặc có quãng nghỉ ngắn (Eximbank); còn lại hầu hết đã rút dần và chỉ giữ một vài kỳ hạn ngắn. Sau tháng 5, Sacombank trở lại song cũng đã bỏ biểu lãi suất huy động vàng từ ngày 18/9 vừa qua. Theo đó, tỷ trọng vốn vàng trong tổng huy động của mỗi thành viên là rất khác nhau và hiện khó xác định một cách cụ thể.
Tại ACB và Eximbank, hai ngân hàng có hoạt động huy động vàng mạnh thời gian qua, tỷ trọng vốn vàng là đáng kể. Với ACB, thông tin cập nhật gần đây là khoảng 20% tổng vốn huy động, và dự kiến sẽ giảm được khoảng 80% lượng vốn huy động bằng vàng đến cuối năm. Còn theo báo cáo tài chính, tại thời điểm cuối quý 2/2012, họ có các khoản phải trả bằng vàng tương đương 55.583 tỷ đồng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và các khoản phải trả khác bằng vàng.
Với Eximbank, cuối năm 2011 tỷ trọng cũng ở khoảng 20% song sau 9 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống còn khoảng 12%.
Sau khi ngừng huy động từ 25/11 tới, lượng vốn vàng tại các ngân hàng trên sẽ giảm dần đi, theo cơ cấu kỳ hạn thì đến cuối năm nay tỷ trọng còn lại sẽ rất nhỏ. Trong điều kiện bình thường, đơn thuần là một nguồn lực bị hổng đi nhưng đã được báo trước, có lộ trình đã định để chuẩn bị.
Thế nên, sau khi ngừng huy động, có thể xem tình huống đơn giản như trước đây nhà có người giúp việc, nay không thì mỗi người làm thêm một chút hoặc tìm cách bớt việc đi. Nhưng các phát sinh có thể sẽ phức tạp hơn.
Từ ngày 25/11 tới, các ngân hàng thương mại phải ngừng hẳn hoạt động huy động vàng. Số thành viên còn huy động không nhiều, nhưng quy mô vốn vàng là đủ lớn để cân nhắc những phát sinh.
Mỗi nhà mỗi cảnh
Tháng 9 vừa qua, hiếm khi thị trường chứng kiến ba thành viên lớn là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đi đầu trong đợt tăng lãi suất VND lên 13%/năm. Cùng đó, lãi suất huy động vàng từ 0,5 - 0,8%/năm được nâng lên cao nhất 1,6%/năm.
Có những lý do khác nhau, trong đó có thể suy đoán về một hướng “phòng ngự từ xa”, tăng cường huy động VND các kỳ hạn dài để chuẩn bị cho mốc hẹn 25/11 gần kề, thời điểm nguồn vốn vàng bắt đầu hổng dần đi trong cơ cấu.
Từ đầu năm đến nay, có gần chục ngân hàng thương mại huy động vàng. Mức độ và bài toán cân đối ở mỗi thành viên là khác nhau. Chuẩn bị cho mốc hẹn trước (5/2012), một số thành viên đã ngừng hẳn (SCB, Sacombank), hoặc có quãng nghỉ ngắn (Eximbank); còn lại hầu hết đã rút dần và chỉ giữ một vài kỳ hạn ngắn. Sau tháng 5, Sacombank trở lại song cũng đã bỏ biểu lãi suất huy động vàng từ ngày 18/9 vừa qua. Theo đó, tỷ trọng vốn vàng trong tổng huy động của mỗi thành viên là rất khác nhau và hiện khó xác định một cách cụ thể.
Tại ACB và Eximbank, hai ngân hàng có hoạt động huy động vàng mạnh thời gian qua, tỷ trọng vốn vàng là đáng kể. Với ACB, thông tin cập nhật gần đây là khoảng 20% tổng vốn huy động, và dự kiến sẽ giảm được khoảng 80% lượng vốn huy động bằng vàng đến cuối năm. Còn theo báo cáo tài chính, tại thời điểm cuối quý 2/2012, họ có các khoản phải trả bằng vàng tương đương 55.583 tỷ đồng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và các khoản phải trả khác bằng vàng.
Với Eximbank, cuối năm 2011 tỷ trọng cũng ở khoảng 20% song sau 9 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống còn khoảng 12%.
Sau khi ngừng huy động từ 25/11 tới, lượng vốn vàng tại các ngân hàng trên sẽ giảm dần đi, theo cơ cấu kỳ hạn thì đến cuối năm nay tỷ trọng còn lại sẽ rất nhỏ. Trong điều kiện bình thường, đơn thuần là một nguồn lực bị hổng đi nhưng đã được báo trước, có lộ trình đã định để chuẩn bị.
Thế nên, sau khi ngừng huy động, có thể xem tình huống đơn giản như trước đây nhà có người giúp việc, nay không thì mỗi người làm thêm một chút hoặc tìm cách bớt việc đi. Nhưng các phát sinh có thể sẽ phức tạp hơn.
Tĩnh và động
Mốc hẹn 25/11 đã được báo trước, là yếu tố tĩnh và các ngân hàng có lộ trình được tính toán để chuẩn bị. Nhưng thị trường luôn động, đặc biệt là quá động trong hơn một tháng trở lại đây.
Chỉ hơn một tháng, giá vàng biến động quá mạnh, liên tục tăng cao. Đây được cho là yếu tố bất thường trong việc chuẩn bị ngừng huy động vàng. Nhiều người dân rút vàng trước hạn để chốt lời, gây mất cân đối vốn và khó khăn thanh khoản vàng đã thể hiện ở một số trường hợp ngay trước thềm thực hiện mốc hẹn.
Thứ hai, hoạt động chuyển đổi vàng sang VND theo chủ trương bình ổn của Ngân hàng Nhà nước trước đây đặt ra tình huống rủi ro về giá và thanh khoản. Các ngân hàng nhóm “G5+1” đã bán vàng vật chất giá thấp trước đây, nay phải mua vào đóng trạng thái với giá rất cao.
Thực ra, trong cơ chế chuyển đổi trên, rủi ro giá đã được bảo hiểm bằng tài khoản vàng ở nước ngoài. Mỗi lượng vàng bán ra trong nước đều phải mua vào cân đối ở tài khoản đó. Việc còn lại là ngân hàng hạch toán lại chênh lệch để bù đắp, hoặc Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng đã mua qua tài khoản ở nước ngoài giá thấp trước đây về như đề xuất của ACB.
Quy mô chuyển đổi trước đây cũng không phải quá lớn. Một số thành viên trong cuộc giải thích rằng họ chỉ được chuyển đổi tối đa 40% của lượng vàng tồn quỹ, mà lượng tồn quỹ thường chỉ từ 5 - 10% tổng lượng vàng huy động tại mỗi thành viên. Tỷ lệ đó rất khác với mức chuyển đổi tối đa 40% tổng huy động mà một số thông tin nhầm lẫn thời gian qua.
Mức độ chuyển đổi tại mỗi ngân hàng là khác nhau. Hiện không có dữ liệu thống kê công bố, hoặc thành viên trong cuộc từ chối cung cấp và trả lời các thông tin liên quan. Riêng tại Eximbank, lãnh đạo ngân hàng này khẳng định là “không có vấn đề gì” và lượng chuyển đổi của họ hiện chỉ còn khoảng 1 tấn.
Song, yếu tố động sẽ là đáng chú ý nếu thời gian qua có trường hợp đã chuyển đổi quá mức quy định. Khả năng này là hạn chế, do Ngân hàng Nhà nước có cơ chế giám sát cụ thể.
Lúc này chỉ còn chưa đầy hai tháng để rõ dần những phát sinh (nếu có). Hiện đã có một số đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lùi mốc hẹn 25/11. Khả năng này còn để ngỏ. Nhưng nếu ngừng hẳn, trước mắt một nguồn lực từ vàng mà các ngân hàng sử dụng thời gian qua bị chấm dứt. “Phát sinh” là: nguồn lực vàng trong dân rất lớn, sẽ phải tiếp tục huy động; vấn đề còn lại là ai đứng ra huy động, huy động và sử dụng như thế nào cho ích nước lợi nhà.
(Theo Vneconomy)