Quyết định vắng mặt tại hội nghị IMF ở Tokyo của Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy, nền kinh tế thế giới trong đó có Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng nếu như căng thẳng chính trị giữa hai http://editor.vef.vn/sapphire/images/calendar-icon.gifnước vẫn còn tiếp tục leo thang.
Trung Quốc: Ẩn số trước giờ chuyển giao lãnh đạo
Mỹ lo ngại hai 'ông lớn' viễn thông Trung Quốc
Trung Quốc vận binh pháp Tôn Tử, Nhật cơ cấu lại lực lượng
Coi nhẹ hợp tác quốc tếMỹ lo ngại hai 'ông lớn' viễn thông Trung Quốc
Trung Quốc vận binh pháp Tôn Tử, Nhật cơ cấu lại lực lượng
Mối quan hệ đang bị tổn thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại đang phải chứng kiến một cơn bão mới vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10) khi thống đốc ngân hàng Trung Ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan và bộ trưởng tài chính Xie Xuren vào phút chót đã quyết định sẽ vắng mặt tại hội nghị cấp cao các lãnh đạo tài chính toàn cầu được tổ chức ở thủ đô Nhật Bản Tokyo trong tuần này. Trước đó, một số lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc cũng quyết định hủy bỏ kế hoạch tham gia hội nghị.
Động thái này báo hiệu những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà thế giới sẽ phải đối mặt nếu như căng thẳng giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục leo thang, các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích và chính trị gia tại đây cảnh báo.
Theo kế hoạch, ông Zhou Xiaochuan sẽ có vai trò quan trọng trong hội nghị IMF lần này khi bàn về những vấn đề kinh tế nổi cộm trên toàn cầu trong đó có việc làm sao để giải quyết một cách tốt nhất cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung.
Hai quan chức lãnh đạo tài chính tiền tệ của Trung Quốc không tham dự cuộc họp IMF. |
Trung Quốc là thành viên quan trọng trong những cuộc thảo luận này bởi ngân hàng trung ương nước này là người mua lớn các loại trái phiếu Euro zone. Trung Quốc sẽ cử đại diện của ngân hàng trung ương và bộ tài chính tới Tokyo để tham dự hội nghị, tuy nhiên nhưng người này không thể thay thế được vai trò của ông Zhou và ông Xie.
Tiết lộ về sự vắng mặt của hai nhân vật quan trọng đến từ nền kinh tế lớn thứ 2 trong hội nghị hàng năm của IMF và WB đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản khẳng định, sự vắng mặt của các lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị IMF tuần này sẽ làm tổn hại đến chính họ hơn là Nhật Bản. Hành động này có thể gây tổn hại đến uy tín của Trung Quốc với cương vị là thành viên của cộng động quốc tế, lấy đi cơ hội tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác.
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba nói: “sự vắng mặt của thống đốc ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại hội nghị IMF và WB không chỉ là dấu hiệu xấu cho mối quan hệ Nhật - Trung mà còn cho cả nền kinh tế thế giới. Tôi không cho rằng điều này sẽ tốt cho Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế sẽ nhìn nhận và đánh giá về những động thái này”.
Tín hiệu xấu cho nền kinh tế thế giới?
Tranh chấp về chủ quyền một quần đảo nhỏ tại biển Đông đã khiến cho quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này vô cùng căng thẳng trong thời gian qua. Nhiều cuộc biểu tình, thậm chí là xung đột đã diễn ra tại Trung Quốc nhằm vào người Nhật. Hàng hóa Nhật Bản gặp hạn tại thị trường Trung Quốc trong khi đó hoạt động du lịch tại hai quốc gia cũng trong tình trạng lao dốc.
Vào thứ Ba, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã công bố mức sụt giảm thảm hại về doanh thu tại thị trường Trung Quốc sau những vụ tấn công vừa qua nhằm vào các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của Nhật Bản.
Toyota cho biết, doanh thu bán hàng tháng 9 của họ giảm đến 49%. Ông Dion Corbett, đại diện của hãng này cho biết, với mức sụt giảm này, thật khó để Toyota có thể đạt được mục tiêu tại Trung Quốc. Trong khi Honda và Nissan cũng giảm 41% và 35% doanh thu. Các nhà sản xuất khác như Mitsubishi Motors cũng công bố mức giảm lớn tại thị trường này.
Các cuộc tấn công, biểu tình đã buộc nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phải quyết định tạm thời đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Tranh chấp không chỉ khiến cho các doanh nghiệp Nhật bị thiệt hai nặng nề mà còn tổn hại đến thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Theo hiệp hội xe hơi Trung Quốc, doanh thu tháng 9 lần đầu tiên bị sụt giảm trong vòng 9 tháng qua càng làm gia tăng áp lực đối với toàn ngành công nghiệp và cả nền kinh tế đang đi xuống của Trung Quốc. Doanh số bán hàng tháng 9 giảm 0,3% về mức 1,32 triệu xe so với năm ngoái mà nguyên nhân quan trọng chính là sự giận dữ của người tiêu dùng Trung Quốc trước những diễn biến của vụ tranh chấp biển đảo.
Trong khi các cuộc biểu tình tấn công đã có dấu hiệu lắng dịu thì những mất mát về kinh tế dường như vẫn đang tiếp tục. Cũng vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10), một số chuyên gia phân tích đã giảm dự báo về triển vọng tăng trưởng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng các công ty làm ăn lớn tại Trung Quốc.
Ngân hàng J.P. Morgan hôm trước đó cũng ước tính, các cuộc tẩy chay của người Trung Quốc đối với hàng hóa và dịch vụ Nhật bản có thể khiến cho nền kinh tế Nhật Bản giảm 0,8% vào quý cuối cùng năm nay. Nếu như căng thẳng vẫn còn ở mức cao thì vào năm 2013, tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ bị mất 0,2%.
“Tôi thực sự vô cùng lo lắng” về những căng thẳng đang leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc”- ông Tomoya Masanao, một nhà quản lý đầu tư của tập đoàn Pacific Investment Management tại Nhật Bản cho biết. Ông Masanao dự đoán diễn biến này có thể chỉ là tạm thời, tuy nhiên ông cũng cảnh báo IMF cần theo dõi xem liệu tình hình sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu và nhìn nhận nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản cũng như quan hệ thương mại như thế nào.
Ngân hàng Deutsche vào hôm thứ Tư cũng giảm 2,4% dự báo về doanh thu năm trên mỗi cổ phiếu của Toyota chủ yếu là do lo ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Goldman Sachs cũng với lý do tương tự đã cắt giảm dự báo lợi nhuận kinh doanh của 16 công ty trong đó có nhà sản xuất máy in nổi tiếng Canon và hãng máy ảnh Olympus.
“Nhật Bản rõ ràng là đang chuyển tập trung nhiều hơn sang hoạt động đầu tư và kinh doanh nước ngoài, do vậy, các mối quan hệ chính trị đóng vai trò quan trọng. Quan tâm và giải quyết thấu đáo vấn đề này (tranh chấp) là vô cùng cần thiết đối với lợi ích của các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Martin Shulz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu cho biết tại một diễn đàn biên lề hội nghị IMF.
Trong khi đó, ông Eswar Prasad, cựu quan chức cấp cao của IMF, hiện làm việc tại Viện Brookings nói: "Có lẽ Trung Quốc chưa thực sự tinh tế khi thể hiện sự bất mãn và khó chịu của mình khi cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản đang tiếp tục leo thang. Hành động của Trung Quốc cho thấy, họ đặt vấn đề về tranh chấp biển đảo lên trên cả các vấn đề chính trị và kinh tế".
HUNGNINH (TH)