Đằng sau những vụ vỡ nợ, bị khởi tố của rất nhiều “đại gia” vẫn là lời cảnh báo cần phải nhắc lại về môi trường đầu tư phức tạp, nhiều rủi ro và khá bất ổn hiện nay.
Nợ đè bẹp doanh nghiệp
Định giá hớ, ngân hàng ôm nợ xấu
DN chết dở, ngành thuế vẫn ráo riết thu hồi nợ đọng?
DN nợ gần 20.000 tỷ đồng tiền thuế
Trảm tướng, điều quân, xuất tiền xử nợ xấu
Định giá hớ, ngân hàng ôm nợ xấu
DN chết dở, ngành thuế vẫn ráo riết thu hồi nợ đọng?
DN nợ gần 20.000 tỷ đồng tiền thuế
Trảm tướng, điều quân, xuất tiền xử nợ xấu
Từ nợ khó đòi đến “ảo thuật ngân hàng”
Cách đây không lâu, người ta xôn xao vụ bà Diệu Hiền “đại gia” thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long thổi phồng uy tín cá nhân để vay tiền của người dân, đầu tư vào các dự án bất động sản khổng lồ. Khi giá bất động sản sụt giảm, Công ty Thủy sản Bianfishco hoạt động èo uột, lãi mẹ đẻ lãi con, tổng số nợ lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Tương tự, với trường hợp của Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn vừa bị bắt về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty này tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) đã trên 752 tỷ đồng, 100% khoản nợ của công ty đã thành quá hạn.
Thực tế, chiêu thức của nhiều “đại gia” kiểu này là lợi dụng tình trạng bong bong kinh tế, đầu cơ đất đai hay nâng giá tài sản lên quá cao so với giá trị thực rồi đem đi thế chấp vay vốn ngân hàng. Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực do các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu, khi bong bóng vỡ gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo bất ổn kinh tế kéo dài.
Cách đây không lâu, người ta xôn xao vụ bà Diệu Hiền “đại gia” thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long thổi phồng uy tín cá nhân để vay tiền của người dân, đầu tư vào các dự án bất động sản khổng lồ. Khi giá bất động sản sụt giảm, Công ty Thủy sản Bianfishco hoạt động èo uột, lãi mẹ đẻ lãi con, tổng số nợ lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Tương tự, với trường hợp của Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn vừa bị bắt về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty này tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) đã trên 752 tỷ đồng, 100% khoản nợ của công ty đã thành quá hạn.
Thực tế, chiêu thức của nhiều “đại gia” kiểu này là lợi dụng tình trạng bong bong kinh tế, đầu cơ đất đai hay nâng giá tài sản lên quá cao so với giá trị thực rồi đem đi thế chấp vay vốn ngân hàng. Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực do các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu, khi bong bóng vỡ gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo bất ổn kinh tế kéo dài.
Mới đây, phải nhắc đến vụ bắt giữ “bầu Kiên”, người được biết đến như một đại gia nổi bật ở Việt Nam với hàng loạt chức danh. Cơ quan chức năng xác định ông Kiên lợi dụng sự nhập nhằng trong việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng để thực hiện hành vi lách luật, phù phép để cho ba công ty vốn dĩ không có chức năng đầu tư là ACB Hà Nội, Công ty B&B, Công ty Đầu tư tài chính Á Châu tung ra trái phiếu và thu về hàng trăm tỷ đồng. Sau đó, dùng tiền mua lại cổ phiếu ở ngân hàng khác rồi đem thế chấp vay tiền ở ngân hàng mà mình đã bán trái phiếu để lấy tiền hoàn trả cho ngân hàng và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.
Trường hợp của bầu Kiên có thể coi là tiêu biểu cho hiện tượng “bong bóng chứng khoán”. Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỷ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), nhưng sau sự kiện gây sốc trên, cổ phiếu ACB bị nhà đầu tư đẩy ra dồn dập, khiến giá nhanh chóng lao xuống mức kịch sàn, kéo theo sự tuột dốc của cả thị trường. Thực tế, sở hữu chéo không phải là hình thức đầu tư trái phép.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sở hữu chéo phổ biến dưới hai hình thức là ngân hàng sở hữu lẫn nhau và DN sở hữu ngân hàng. Lấy ví dụ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang sở hữu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nhưng Eximbank đồng thời đang sở hữu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank).
Chưa có giải pháp hữu hiệu
Dường như những vụ vỡ nợ, kinh doanh trái phép của các đại gia càng lúc càng lớn và số nợ cũng ngày càng khổng lồ hơn. Không chỉ nợ thanh khoản từ người dân gây mất ổn định xã hội, những món nợ khó đòi này cũng góp phần làm trầm trọng thêm hoạt động vốn dĩ đã chật vật vì nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian qua. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bị bao trùm bởi khối lượng nợ xấu cao nhất Đông Nam Á do những khó khăn của kinh tế vĩ mô, nợ đọng của DN kinh doanh sản xuất tăng kèm theo sự trì trệ của thị trường chứng khoán và đóng băng của thị trường bất động sản.
Theo số liệu do Chánh Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa cung cấp, tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ USD), chiếm 8,6% tổng dư nợ. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phát triển với tốc độ thấp nhất so với 3 năm qua, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam gần đây đã bơm thêm vào thị trường mở hơn 13 nghìn tỷ đồng để cứu giúp các ngân hàng và tăng cường các hoạt động tái cấu trúc. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời.
Câu hỏi đặt ra là có giải pháp lâu dài nào hữu hiệu để áp dụng khi nợ xấu tồn tại trong chính sự yếu kém của ngân hàng, và tình trạng sở hữu chéo phức tạp đang khiến việc tái cơ cấu hệ thống vấp phải vô vàn bất cập. Nếu tình trạng bất ổn này cứ tiếp diễn, lãi suất tăng cao, giải ngân chậm chạp, các nhà đầu tư không thể yên tâm vay vốn từ ngân hàng mở rộng sản xuất, kinh tế sẽ trì trệ. Chưa kể tạo điều kiện cho bong bóng tài chính phình to, nút thắt nợ xấu không những không nới được mà ngày càng chặt thêm.
Trong bối cảnh môi trường đầu tư trong nước hiện vẫn còn chưa ổn định, thiếu minh bạch, thủ đoạn lách luật ngày càng tinh vi, nợ xấu đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giải pháp đã có không ít, nhưng để thực hiện hiệu quả, nhanh chóng thì không thể chỉ trông chờ vào động thái của Chính phủ. Bong bóng kinh tế, sở hữu chéo phức tạp giữa các ngân hàng là những vấn đề lớn của toàn xã hội, cần sự quan tâm, ý thức từ chính người dân, sự hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp và sự công khai trong hoạt động của các ngân hàng, tránh để sự việc nghiêm trọng xảy ra rồi mới đi “thu dọn” thì hậu quả rất khó lường
(Theo Doanh nhân Sài Gòn)