Sự phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) gắn chặt với tên tuổi và thành công của gia đình ông Đặng Văn Thành - người vừa thông báo chia tay ngân hàng này ngày 2.11. Trong hơn 20 năm chèo lái, ông Thành đã đưa Sacombank từ một ngân hàng vốn ban đầu 3 tỉ đồng thành một trong những nhà băng hàng đầu Việt Nam.
Ông Thành và Sacombank: Tạo dựng, gom tiền và rút lui
Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới
Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank
Nhà ông Đặng Văn Thành trong vòng xoáy mới
Ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Sacombank
Thoái vốn khỏi STB
Sóng gió với gia đình này đã thật sự nổi lên sau tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm bắt đầu nổ ra vào tháng 7.2011. Trong khoảng tháng 7 đến tháng 9.2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu (CP) của Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số CP này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ ông Đặng Văn Thành) là chủ tịch HĐQT - mua hết.
Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu CP Sacombank, trong đó có cả phần mua lại của gia đình ông Thành. Khi Thành Thành Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu CP Sacombank, đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm.
Trong vòng hơn một năm nay, các thành viên trong gia đình cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank là vợ, con gái và con dâu ông Thành đã lần lượt thoái toàn bộ CP STB cùng với các Cty con của Cty Thành Thành Công (do bà Huỳnh Bích Ngọc làm Chủ tịch HĐQT) cũng lần lượt thoái vốn của NH này.
“Thâu tóm” các DN mía đường
Sau cú thất bại và để bị thâu tóm, gia đình họ Đặng đã có động thái “buông ngân hàng, bắt mía đường”. Cụ thể sau khi thoái bớt vốn, chấp nhận giảm mức độ ảnh hưởng tại Ngân hàng Sacombank, cuối năm 2011 đầu năm 2012, thông qua nhóm các Cty nắm cổ phần chi phối như Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, gia đình ông Đặng Văn Thành gia tăng sự ảnh hưởng ở một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn như: Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Biên Hòa (BHS), Đường Ninh Hòa (NHS). Báo cáo phân tích ngành mía đường của Cty chứng khoán Hà Thành cho biết, hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 40 doanh nghiệp mía đường. Loại trừ một số liên doanh, Đường Lam Sơn (LSS), Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa, Đường Quảng Ngãi, Đường Cần Thơ thuộc nhóm tên tuổi có thị phần lớn nhất. Với 40 Cty mía đường, hiện tại có 7 Cty đã niêm yết.
Trong số này, loại trừ LSS mới chỉ cử đại diện tham gia HĐQT, hoạt động của SBT, BHS, NHS đã bị kiểm soát khi nhóm Cty gia đình ông Thành nắm cổ phần chi phối. Không dừng lại ở đây, thông qua NHS, nhóm Cty Thành Thành Công và Đặng Huỳnh cũng đang nắm giữ lần lượt 41,1% và 11% tỉ lệ cổ phần Cty CP mía đường 333 và Cty CP mía đường nhiệt điện Gia Lai. Một năm trước đây, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc tiết lộ đã sở hữu cổ phần của Đường La Ngà và Đường Phan Rang. Con số sở hữu của gia tộc họ Đặng với các Cty mía đường còn lại không được công bố, nhưng chỉ riêng với những thông tin công khai trên, không hề cường điệu khi ví von gia đình ông Đặng Văn Thành đang gây ảnh hưởng lên toàn bộ ngành đường nội địa!
Thực chất mía đường không phải là lĩnh vực kinh doanh xa lạ với gia tộc họ Đặng. Cách đây 20 năm, trước khi chuyển hướng chọn nghiệp ngân hàng, ông Thành từng kinh doanh rỉ mật. Cty CP Thành Thành Công nơi bà Ngọc làm Chủ tịch HĐQT cũng có bề dày lịch sử 33 năm gắn liền với các thăng trầm của ngành đường. Có mạng lưới phân phối sâu rộng, hệ thống vận tải, kho bãi riêng, hiện tại, Thành Thành Công cùng với Cty TNHH thực phẩm công nghệ Minh Tâm và Cty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn là một trong ba “đại gia” hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm đường. Tỉ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành này đã đạt được con số khá ấn tượng: Gần 30%. Cụ thể, năm 2011, tỉ lệ này ở Bourbon Tây Ninh (SBT) là 30%, Mía đường Lam Sơn (LSS) là 29,4% hay Mía đường Kon Tum (KTS) là 29,9%. Chỉ mỗi Đường Biên Hòa (BHS) là đạt 7,8% trong năm qua.
Trong số 39 doanh nghiệp mía đường trong cả nước, có đến gần chục doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ với nhóm cổ đông gia đình ông Đặng Văn Thành. Hơn nữa, đây là những Cty đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng mía đường cả nước, theo tính toán, tương đương 32,6% tổng sản lượng đường, và 14% tổng sản lượng mía ép. Đầu tháng 7.2012, tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức, báo chí đã đặt vấn đề về việc có hay không việc Thành Thành Công (đang chiếm 40% thị trường đường Việt Nam) đang lũng đoạn thị trường đường? Đại diện Bộ Công Thương khi đó cho biết: Hiện nay, bộ này chưa nhận được bất kỳ thông tin phản ánh nào từ phía Bộ NNPTNT cũng như Hiệp hội Mía đường, tuy nhiên bộ sẽ theo dõi và tiến hành kiểm tra để xác minh tình hình cụ thể.
Tuy nhiên, trong một diễn tiến mới đây, bà Ngọc cũng đã xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) và bổ nhiệm bà Đặng Huỳnh Ức My - con gái bà Ngọc - thay thế. Đồng thời, bà Ngọc cũng thôi giữ chức vụ Thành viên HĐQT SBT kể từ ngày 1.11. Tại Cty cổ phần đường Biên Hòa (BHS), bà Huỳnh Bích Ngọc cũng đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch và thành viên HĐQT. Hiện, bà Ngọc vẫn là Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần sản xuất thương mại Thành Thành Công, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty cổ phần Đại ốc Sài Gòn Thương tín - Sacomreal (SCR). Thành Thành Công hiện sở hữu hơn 35 triệu CP SBT. Bà Huỳnh Bích Ngọc cũng vừa mua thành công 1,5 triệu CP, tương đương 1,17% số chứng khoán lưu hành của SBT từ ngày 25.10 tới 26.10.
Tín hiệu xấu cho thị trường chứng khoán
Theo con số thống kê từ Vietstock, phiên giao dịch cuối tuần qua, giá trị vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” 24.438 tỉ đồng, tương đương 1,2 tỉ USD. Mức sụt giảm này lớn hơn rất nhiều so với mức giảm 19.100 tỉ đồng (920 triệu USD) trong phiên xuất hiện thông tin Bầu Kiên bị bắt ngày 21.8.2012. Tính từ sau “sự kiện” Bầu Kiên bị bắt, TTCKVN đã mất tổng cộng 110.327 tỉ đồng (13,8%), tương đương 5,3 tỉ USD. Tổng giá trị vốn hóa TTCKVN hiện nay giảm xuống còn 688.233 tỉ đồng, tương đương khoảng 33,1 tỉ USD.
Vẫn chưa rõ lý do ông Thành rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank, nhưng với sự ra đi của ông cùng sự ra đi đột ngột khỏi các vị trí cấp cao của các thành viên khác trong gia đình ông Thành đã đem tới những tín hiệu xấu cho TTCK. VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần giảm mạnh gần 13 điểm (3,27%) xuống còn 375,26 điểm, trong khi HNX mất đến 3,04% xuống 51,06 điểm. Các CP ngành tài chính như NH, CK bị bán tháo và giảm sàn dồn dập. Trên hai sàn HSX và HNX có tổng cộng đến 220 mã giảm sàn, bao gồm rất nhiều mã chủ chốt.
Sóng gió với gia đình này đã thật sự nổi lên sau tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm bắt đầu nổ ra vào tháng 7.2011. Trong khoảng tháng 7 đến tháng 9.2011, vợ, con gái và con dâu ông Đặng Văn Thành bất ngờ thoái toàn bộ 14,81 triệu cổ phiếu (CP) của Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch Sacombank cho biết đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp. Tất cả số CP này sẽ được Thành Thành Công - doanh nghiệp do bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ ông Đặng Văn Thành) là chủ tịch HĐQT - mua hết.
Thế nhưng, chưa đầy 1 năm sau, chính Thành Thành Công đã thoái hết hơn 22 triệu CP Sacombank, trong đó có cả phần mua lại của gia đình ông Thành. Khi Thành Thành Công thoái vốn tại ngân hàng này, cả Đường Biên Hòa, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Bourbon Tây Ninh đều đã bán hết hơn 26 triệu CP Sacombank, đúng lúc mã này đạt mức giá cao nhất trong vòng 2 năm.
Trong vòng hơn một năm nay, các thành viên trong gia đình cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank là vợ, con gái và con dâu ông Thành đã lần lượt thoái toàn bộ CP STB cùng với các Cty con của Cty Thành Thành Công (do bà Huỳnh Bích Ngọc làm Chủ tịch HĐQT) cũng lần lượt thoái vốn của NH này.
“Thâu tóm” các DN mía đường
CTCP Bourbon Tây Ninh - nơi bà Huỳnh Bích Ngọc từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. |
Sau cú thất bại và để bị thâu tóm, gia đình họ Đặng đã có động thái “buông ngân hàng, bắt mía đường”. Cụ thể sau khi thoái bớt vốn, chấp nhận giảm mức độ ảnh hưởng tại Ngân hàng Sacombank, cuối năm 2011 đầu năm 2012, thông qua nhóm các Cty nắm cổ phần chi phối như Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, gia đình ông Đặng Văn Thành gia tăng sự ảnh hưởng ở một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn như: Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Biên Hòa (BHS), Đường Ninh Hòa (NHS). Báo cáo phân tích ngành mía đường của Cty chứng khoán Hà Thành cho biết, hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 40 doanh nghiệp mía đường. Loại trừ một số liên doanh, Đường Lam Sơn (LSS), Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa, Đường Quảng Ngãi, Đường Cần Thơ thuộc nhóm tên tuổi có thị phần lớn nhất. Với 40 Cty mía đường, hiện tại có 7 Cty đã niêm yết.
Trong số này, loại trừ LSS mới chỉ cử đại diện tham gia HĐQT, hoạt động của SBT, BHS, NHS đã bị kiểm soát khi nhóm Cty gia đình ông Thành nắm cổ phần chi phối. Không dừng lại ở đây, thông qua NHS, nhóm Cty Thành Thành Công và Đặng Huỳnh cũng đang nắm giữ lần lượt 41,1% và 11% tỉ lệ cổ phần Cty CP mía đường 333 và Cty CP mía đường nhiệt điện Gia Lai. Một năm trước đây, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc tiết lộ đã sở hữu cổ phần của Đường La Ngà và Đường Phan Rang. Con số sở hữu của gia tộc họ Đặng với các Cty mía đường còn lại không được công bố, nhưng chỉ riêng với những thông tin công khai trên, không hề cường điệu khi ví von gia đình ông Đặng Văn Thành đang gây ảnh hưởng lên toàn bộ ngành đường nội địa!
Thực chất mía đường không phải là lĩnh vực kinh doanh xa lạ với gia tộc họ Đặng. Cách đây 20 năm, trước khi chuyển hướng chọn nghiệp ngân hàng, ông Thành từng kinh doanh rỉ mật. Cty CP Thành Thành Công nơi bà Ngọc làm Chủ tịch HĐQT cũng có bề dày lịch sử 33 năm gắn liền với các thăng trầm của ngành đường. Có mạng lưới phân phối sâu rộng, hệ thống vận tải, kho bãi riêng, hiện tại, Thành Thành Công cùng với Cty TNHH thực phẩm công nghệ Minh Tâm và Cty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn là một trong ba “đại gia” hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm đường. Tỉ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành này đã đạt được con số khá ấn tượng: Gần 30%. Cụ thể, năm 2011, tỉ lệ này ở Bourbon Tây Ninh (SBT) là 30%, Mía đường Lam Sơn (LSS) là 29,4% hay Mía đường Kon Tum (KTS) là 29,9%. Chỉ mỗi Đường Biên Hòa (BHS) là đạt 7,8% trong năm qua.
Trong số 39 doanh nghiệp mía đường trong cả nước, có đến gần chục doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ với nhóm cổ đông gia đình ông Đặng Văn Thành. Hơn nữa, đây là những Cty đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng mía đường cả nước, theo tính toán, tương đương 32,6% tổng sản lượng đường, và 14% tổng sản lượng mía ép. Đầu tháng 7.2012, tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức, báo chí đã đặt vấn đề về việc có hay không việc Thành Thành Công (đang chiếm 40% thị trường đường Việt Nam) đang lũng đoạn thị trường đường? Đại diện Bộ Công Thương khi đó cho biết: Hiện nay, bộ này chưa nhận được bất kỳ thông tin phản ánh nào từ phía Bộ NNPTNT cũng như Hiệp hội Mía đường, tuy nhiên bộ sẽ theo dõi và tiến hành kiểm tra để xác minh tình hình cụ thể.
Tuy nhiên, trong một diễn tiến mới đây, bà Ngọc cũng đã xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) và bổ nhiệm bà Đặng Huỳnh Ức My - con gái bà Ngọc - thay thế. Đồng thời, bà Ngọc cũng thôi giữ chức vụ Thành viên HĐQT SBT kể từ ngày 1.11. Tại Cty cổ phần đường Biên Hòa (BHS), bà Huỳnh Bích Ngọc cũng đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch và thành viên HĐQT. Hiện, bà Ngọc vẫn là Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần sản xuất thương mại Thành Thành Công, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty cổ phần Đại ốc Sài Gòn Thương tín - Sacomreal (SCR). Thành Thành Công hiện sở hữu hơn 35 triệu CP SBT. Bà Huỳnh Bích Ngọc cũng vừa mua thành công 1,5 triệu CP, tương đương 1,17% số chứng khoán lưu hành của SBT từ ngày 25.10 tới 26.10.
Tín hiệu xấu cho thị trường chứng khoán
Theo con số thống kê từ Vietstock, phiên giao dịch cuối tuần qua, giá trị vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” 24.438 tỉ đồng, tương đương 1,2 tỉ USD. Mức sụt giảm này lớn hơn rất nhiều so với mức giảm 19.100 tỉ đồng (920 triệu USD) trong phiên xuất hiện thông tin Bầu Kiên bị bắt ngày 21.8.2012. Tính từ sau “sự kiện” Bầu Kiên bị bắt, TTCKVN đã mất tổng cộng 110.327 tỉ đồng (13,8%), tương đương 5,3 tỉ USD. Tổng giá trị vốn hóa TTCKVN hiện nay giảm xuống còn 688.233 tỉ đồng, tương đương khoảng 33,1 tỉ USD.
Vẫn chưa rõ lý do ông Thành rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank, nhưng với sự ra đi của ông cùng sự ra đi đột ngột khỏi các vị trí cấp cao của các thành viên khác trong gia đình ông Thành đã đem tới những tín hiệu xấu cho TTCK. VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần giảm mạnh gần 13 điểm (3,27%) xuống còn 375,26 điểm, trong khi HNX mất đến 3,04% xuống 51,06 điểm. Các CP ngành tài chính như NH, CK bị bán tháo và giảm sàn dồn dập. Trên hai sàn HSX và HNX có tổng cộng đến 220 mã giảm sàn, bao gồm rất nhiều mã chủ chốt.
(Theo Lao động)