- Vừa rút chân ra khỏi vị trí Tổng giám đốc Bianfishco sau khi tái cơ cấu, ông Trần Văn Trí - chồng bà Diệu Hiền - đã cùng công ty của mình đứng ra giải cứu đại gia thủy sản Phương Nam.
Nợ 1.600 tỷ, 'đại gia' thủy sản bỏ trốn
Hành trình mới của SHB với Bianfishco?
Cổ đông náo loạn, trả CP Bianfishco đòi lại tiền
Hành trình mới của SHB với Bianfishco?
Cổ đông náo loạn, trả CP Bianfishco đòi lại tiền
Xung quanh vấn đề nợ hàng ngàn tỷ đồng của Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam), tại phường 7, (TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), chủ yếu các khoản nợ là tiền của các ngân hàng. Đến nay, 7 ngân hàng đã ngồi lại với nhau để tìm phương án giải cứu “đại gia" thủy sản Phương Nam đã bỏ trốn sang Mỹ.
Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vào cuộc điều tra đã xác định bước đầu số nợ DN này tại 7 ngân hàng đã được xác định là trên 1.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng cho doanh nghiệp này vay lớn nhất là gần 500 tỷ đồng và ít nhất là 8 tỷ đồng.
Mất khả năng thanh toán hơn 800 tỷ
Hiện nay, ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam và gia đình đã bỏ trốn sang Mỹ mà không hẹn ngày về. Trước khi đi, ông này đã viết thư cáo lỗi các ngân hàng đã cho vay và ủy quyền lại cho ông Huỳnh Phúc Quế (32 tuổi, cháu ông Khuân) ở nhà xoay sở.
Được biết, công ty Phương Nam để vay được tổng số tiền hơn 1.600 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã lập hồ sơ và các tài sản để thế chấp ban đầu lên đến 1.528 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị thực tài sản hiện tại của doanh nghiệp này chỉ là trên 560 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định như: nhà đất, xưởng tôn, nhà ở trên đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng tồn kho, căn hộ Phú Mỹ Hưng, căn nhà khu Mỹ Thái, 3 căn hộ khu phố Riverside.
Sau khi trừ tài sản thẩm định tại Nhà thủy sản KM Phương Nam, tại huyện Kê Sách, tỉnh Sóc Trăng khoảng 200 tỷ đồng. Đây là một công ty con của công ty Phương Nam, có vốn điều lệ 110 tỷ đồng. Đến nay, công ty Phương Nam mất khả năng thanh toán trên 861 tỷ đồng.
Danh sách 7 ngân hàng là chủ nợ của công ty Phương Nam bao gồm: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở giao dịch Hậu Giang (dư nợ trên 328 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ 8 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ trên 147 tỷ đồng); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ gần 500 tỷ đồng); Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ trên 340 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ gần 150 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Bạc Liêu (dư nợ trên 80 tỷ đồng).
Sau khi cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vào cuộc điều tra đã xác định bước đầu số nợ DN này tại 7 ngân hàng đã được xác định là trên 1.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng cho doanh nghiệp này vay lớn nhất là gần 500 tỷ đồng và ít nhất là 8 tỷ đồng.
Mất khả năng thanh toán hơn 800 tỷ
Hiện nay, ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam và gia đình đã bỏ trốn sang Mỹ mà không hẹn ngày về. Trước khi đi, ông này đã viết thư cáo lỗi các ngân hàng đã cho vay và ủy quyền lại cho ông Huỳnh Phúc Quế (32 tuổi, cháu ông Khuân) ở nhà xoay sở.
Được biết, công ty Phương Nam để vay được tổng số tiền hơn 1.600 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã lập hồ sơ và các tài sản để thế chấp ban đầu lên đến 1.528 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị thực tài sản hiện tại của doanh nghiệp này chỉ là trên 560 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định như: nhà đất, xưởng tôn, nhà ở trên đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng tồn kho, căn hộ Phú Mỹ Hưng, căn nhà khu Mỹ Thái, 3 căn hộ khu phố Riverside.
Sau khi trừ tài sản thẩm định tại Nhà thủy sản KM Phương Nam, tại huyện Kê Sách, tỉnh Sóc Trăng khoảng 200 tỷ đồng. Đây là một công ty con của công ty Phương Nam, có vốn điều lệ 110 tỷ đồng. Đến nay, công ty Phương Nam mất khả năng thanh toán trên 861 tỷ đồng.
Danh sách 7 ngân hàng là chủ nợ của công ty Phương Nam bao gồm: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở giao dịch Hậu Giang (dư nợ trên 328 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ 8 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ trên 147 tỷ đồng); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ gần 500 tỷ đồng); Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ trên 340 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Sóc Trăng (dư nợ gần 150 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Bạc Liêu (dư nợ trên 80 tỷ đồng).
Hơn 1 năm qua kể từ ngày ông Lâm Ngọc Khuân bỏ đi Mỹ trị bệnh, giao phó lại toàn bộ cho người cháu của mình là Huỳnh Phúc Quế (thành viên HĐQT) tự giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công ty Phương Nam. Động thái giải quyết nợ nần là ông Quế đã ký văn bản mời các ngân hàng ngồi lại bàn bạc, tìm phương án tái cấu trúc doanh nghiệp.
Đại gia phá sản cứu nhau
Sáng 5/11, tại trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Sóc Trăng diễn ra cuộc họp của 7 ngân hàng nói trên và đại diện của Công ty CP Đầu tư Quốc tế Trí Việt (Công ty Trí Việt), do ông Trần Văn Trí làm tổng giám đốc, có trụ sở tại số nhà 73, Cao Thắng, Q.3, TP.HCM, cùng tham gia tái cấu trúc lại toàn diện Công ty Phương Nam.
Tiết lộ bản tường trình tái cấu trúc của công ty Trí Việt cho biết, đơn vị này muốn cùng Công ty mua bán nợ (DATC - Bộ Tài chính), tái cấu trúc toàn diện Công ty Phương Nam.
Tại cuộc họp sáng nay, công ty Trí Việt đánh giá cao công ty Phương Nam là một doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu có thương hiệu trong thị trường Việt Nam và quốc tế, tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ các thiết bị máy móc được nhập khẩu 100% từ Mỹ, Nhật, Đức với công suất tiêu thụ 50.000 tấn nguyên liệu/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là hơn 21 triệu USD; năm 2006 đến 65 triệu USD; năm 2007 là trên 91 triệu đồng; đến năm 2011 là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2011-2012 dẫn đến tình trạng nợ nần của Phương Nam, khiến công ty này trên đà phá sản
Ông Trí nhấn mạnh, để tiếp tục đưa con tôm đông lạnh đi xuất khẩu ra các thị trường Nhật, Mỹ và tạo hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương: “Công ty Trí Việt chúng tôi có kinh nghiệm tái cấu trúc thành công cho Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco). Chúng tôi tin sẽ vực dậy trước ngưỡng cửa phá sản của Phương Nam”.
Tuy nhiên, tại cuộc họp phương án tái cơ cấu mà ông Trí đưa ra như sau: Công ty CP Đầu tư Quốc tế Trí Việt tham gia tái cấu trúc và là đại diện pháp luật. Tiếp nữa, các ngân hàng (7 ngân hàng là chủ nợ) tham gia góp vốn không quá 11%. Số dư nợ còn lại sẽ khoanh, giản nợ, không phát sinh lãi trong 5 năm và cử người tham gia HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát.
Thứ ba là tiếp tục tăng vốn điều lệ, tăng thêm mức hạn mức tín dụng để doanh nghiệp đủ năng lực tài chính mua nguyên liệu, hoạt động sản xuất,...
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Tấn Bửu - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Sóc Trăng, cho biết: “Các chủ nợ là ngân hàng đều thống nhất để nhà đầu tư (công ty Trí Việt) cùng các ngân hàng tái cơ cấu sản xuất công ty Phương Nam. Các ngân hàng đều ủng hộ phương án để ông Trần Văn Trí làm người đại diện pháp luật cho Công ty Phương Nam, để tìm phương án giải quyết nợ nần, đưa doanh nghiệp này hoạt động trở lại... ”.
Tuy nhiên, phương án tái cơ cấu Công ty Phương Nam - một "đại gia" thủy sản vỡ nợ vẫn đang chờ ngày ban hành văn bản cụ thể. Trong lúc đó, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã vào cuộc để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Quốc Huy