UBCK cho biết, đến nay đã có 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động, 7 CTCK bị kiểm soát đặc biệt. Trong thời hạn 6 tháng, nếu không khắc phục được, 7 CTCK trên bị làm thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động.
Điểm mặt 13 CTCK có lỗ lớn nhất thị trường
Công ty chứng khoán oằn mình tồn tại
NH kẹt hàng ngàn tỷ trong công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán oằn mình tồn tại
NH kẹt hàng ngàn tỷ trong công ty chứng khoán
Đáng ngại hơn, nếu thực hiện theo thông tư sửa đổi của Quyết định 27 (về Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK vừa được UBCK trình Bộ Tài chính và sẽ được ban hành trong thời gian tới thì điều này còn đồng nghĩa với việc các CTCK này sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi TTCK.
Mạnh tay xóa sổ CTCK
Nói về sự nghiệt ngã này, ông Phạm Hồng Sơn - Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCK) - chỉ ngắn gọn: “Thực tế thì những CTCK rơi vào tình trạng này cũng không còn gì nữa. Trong bối cảnh thị trường hiện nay khó có thể tồn tại được. Thêm nữa là tiếng tăm các CTCK cũng đã thế rồi”. Cũng theo đại diện UBCK, một điểm mới được quan tâm khá nhiều là liên quan đến việc đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép của các CTCK.
Theo trình tự mà UBCK nêu ra, các CTCK có thể sẽ bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ hoạt động nếu bị phát hiện có vi phạm. Hết thời hạn đình chỉ, nếu CTCK không khắc phục được thì sẽ bị UBCK thu hồi giấy phép hoạt động. Và thu hồi đồng nghĩa với việc CTCK bị xóa tên khỏi TTCK Việt Nam. Đây là điều được quan tâm và được cho là mạnh tay của cơ quan quản lý trong đợt sàng lọc này.
Giải thích về điều này, ông Sơn cho biết, thực tế thì lúc đó CTCK đã bị rút giấy phép và trong quyết định đó sẽ bao gồm cả việc yêu cầu CTCK chấm dứt mọi hoạt động nghiệp vụ. Sau khi CTCK đã thực hiện xong việc tất toán khách hàng thì UBCK sẽ ra văn bản hoàn tất việc thu hồi giấy phép. Khi đó, CTCK có thể làm các thủ tục giải thể hoặc phá sản. “Có nghĩa là khi CTCK hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính mới rút giấy phép. Và thực ra là gần với việc CTCK bị xóa sổ. Khi UBCK ban hành quyết định thì CTCK không còn quay lại được nữa” - ông Sơn nói.
Sau đó, Cty có thể tùy chọn hình thức giải thể hoặc phá sản. 3 CTCK vừa bị đình chỉ hoạt động là Trường Sơn, Hà Nội và SME nếu trong thời gian 6 tháng theo quy định mà không khắc phục tình trạng, UBCK cho biết cũng sẽ kiên quyết thực hiện theo Thông tư 27 sửa đổi (tức là rút giấy phép hoạt động). Trong thời gian tới, một số CTCK như SBS, Mê Kông nếu không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, cũng sẽ bị đình chỉ. UBCK cũng cho biết, sắp tới sẽ có một số CTCK bị kiểm soát đặc biệt tiếp, do tình hình hoạt động rơi vào tình trạng xấu hơn.
Mạnh tay xóa sổ CTCK
Nói về sự nghiệt ngã này, ông Phạm Hồng Sơn - Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCK) - chỉ ngắn gọn: “Thực tế thì những CTCK rơi vào tình trạng này cũng không còn gì nữa. Trong bối cảnh thị trường hiện nay khó có thể tồn tại được. Thêm nữa là tiếng tăm các CTCK cũng đã thế rồi”. Cũng theo đại diện UBCK, một điểm mới được quan tâm khá nhiều là liên quan đến việc đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép của các CTCK.
Theo trình tự mà UBCK nêu ra, các CTCK có thể sẽ bị đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ hoạt động nếu bị phát hiện có vi phạm. Hết thời hạn đình chỉ, nếu CTCK không khắc phục được thì sẽ bị UBCK thu hồi giấy phép hoạt động. Và thu hồi đồng nghĩa với việc CTCK bị xóa tên khỏi TTCK Việt Nam. Đây là điều được quan tâm và được cho là mạnh tay của cơ quan quản lý trong đợt sàng lọc này.
Giải thích về điều này, ông Sơn cho biết, thực tế thì lúc đó CTCK đã bị rút giấy phép và trong quyết định đó sẽ bao gồm cả việc yêu cầu CTCK chấm dứt mọi hoạt động nghiệp vụ. Sau khi CTCK đã thực hiện xong việc tất toán khách hàng thì UBCK sẽ ra văn bản hoàn tất việc thu hồi giấy phép. Khi đó, CTCK có thể làm các thủ tục giải thể hoặc phá sản. “Có nghĩa là khi CTCK hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính mới rút giấy phép. Và thực ra là gần với việc CTCK bị xóa sổ. Khi UBCK ban hành quyết định thì CTCK không còn quay lại được nữa” - ông Sơn nói.
Sau đó, Cty có thể tùy chọn hình thức giải thể hoặc phá sản. 3 CTCK vừa bị đình chỉ hoạt động là Trường Sơn, Hà Nội và SME nếu trong thời gian 6 tháng theo quy định mà không khắc phục tình trạng, UBCK cho biết cũng sẽ kiên quyết thực hiện theo Thông tư 27 sửa đổi (tức là rút giấy phép hoạt động). Trong thời gian tới, một số CTCK như SBS, Mê Kông nếu không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt, cũng sẽ bị đình chỉ. UBCK cũng cho biết, sắp tới sẽ có một số CTCK bị kiểm soát đặc biệt tiếp, do tình hình hoạt động rơi vào tình trạng xấu hơn.
Tài sản của NĐT sẽ ra sao?
Khi CTCK rơi vào tình cảnh bị đình chỉ và rút giấy phép thì quyền lợi NĐT sẽ như thế nào? Tài sản của NĐT trong các tài khoản tại những CTCK này sẽ ra sao? Ông Sơn cho biết, khi bị rút giấy phép hoạt động, CTCK có nghĩa vụ thông báo với khách hàng tới tất toán chuyển tài khoản sang CTCK khác. Trường hợp NĐT nào chưa tới tất toán và chuyển tài khoản sang CTCK khác thì sẽ được khoanh lại. “Vì Cty vẫn còn tồn tại. Các tài khoản này sau đó xử lý nốt” - ông Sơn cho hay.
Vậy trong trường hợp CTCK khi không còn làm nghiệp vụ nữa, nhưng vẫn dây dưa chưa hoàn tất thù tục tất toán tài khoản của khách hàng thì sẽ ra sao? Theo ông Sơn, khi đó CTCK cũng không được hoạt động nghiệp vụ gì hay mở thêm tài khoản, vì khi đó UBCK đã quyết định yêu cầu CTCK dừng mọi hoạt động nghiệp vụ để tất toán tài khoản. Trước đây Cty có hai giấy phép, là giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động nghiệp vụ. Bây giờ là “hai trong một rồi”.
“Và chúng tôi rút là rút giấy phép hoạt động. Khi đó, tư cách thành viên tại hai Sở GDCK cũng bị khai trừ hết. Đấy là điểm mới và chính là mục tiêu tái cấu trúc hệ thống CTCK” - ông Phạm Hồng Sơn nói. “Như vậy có nghĩa là chúng tôi dừng hoạt động để tránh ảnh hưởng tới khách hàng. Điều này là điều quan trọng nhất”.
Top 20 được coi là ổn định
Trước câu hỏi là trong đợt sàng lọc của UBCK sẽ có bao nhiêu CTCK có thể trụ lại được, ông Phạm Hồng Sơn cho biết là khó có thể đoán được, vì điều này phụ thuộc vào chính các CTCK. Qua theo dõi của UBCK, trong năm nay có bao nhiêu CTCK có hoạt động ổn định? Ông Sơn cho biết, những CTCK có thị phần môi giới tốt là những Cty ổn định. Và ổn định nhất là những CTCK nằm trong top 20.
Cũng theo đại diện UBCK, trong bối cảnh hiện nay, với 4 mảng nghiệp vụ chính thì tư vấn và bảo lãnh phát hành gần như không có lợi nhuận. Mảng tự doanh trong bối cảnh hiện nay là cũng khó có lợi nhuận. Còn lại nghiệp vụ môi giới là hoạt động đều đặn, có thể đảm bảo cho Cty trang trải các chi phí hằng ngày. Tuy nhiên, với giá trị giao dịch hằng ngày hiện nay thì các CTCK cũng tương đối khó khăn.
(Theo LĐ)