- Lãnh đạo Trại giam Đắk Trung khẳng định chưa nhận được văn bản nào về việc yêu cầu trích xuất bị án của các cơ quan chức năng, cũng như thông báo về việc vụ án sẽ được xử tại đây.

Trại giam ngỡ ngàng

Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Trại giam Đắk Trung (Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng tại xã Ea K'Pam, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) khẳng định, chưa hề nhận được văn bản nào của TAND tỉnh Đắk Lắk hay cơ quan chức năng liên quan yêu cầu trích xuất bị án Nông Văn Thụt để phục vụ công tác xét xử.

Vị lãnh đạo này cho biết, trại giam chỉ trích xuất phạm nhân trong trường hợp phạm nhân phải nhập viện điều trị. Trường hợp khác, muốn trích xuất phạm nhân, cơ quan chức năng phải làm việc với Tổng cục 8 (Bộ Công an), nếu có chỉ đạo thì trại giam sẽ cho trích xuất.

{keywords}
Bị cáo Trương Thị Hoa (nguyên Phó chánh án TAND huyện Ea Kar) sẽ được đưa vào Trại giam Đắk Trung xử lưu động về tội nhận hối lộ

Vị lãnh đạo trại giam cũng khẳng định, đến thời điểm này, TAND tỉnh Đắk Lắk chưa hề liên hệ hay thông báo với lãnh đạo trại giam về việc xét xử lưu động tại Trại giam Đắk Trung.

“Nếu phía tòa án có xét xử trong trại giam thì phải thông báo trước, chúng tôi còn phải báo cáo ra Tổng cục, Bộ Công an để xin ý kiến chỉ đạo. Đến hiện giờ chúng tôi chưa có thông tin gì về việc này” - lãnh đạo trại giam cho biết.

Sáng cùng ngày, trao đổi với VietNamNet, thẩm phán Nguyễn Xuân Thủy, chủ tọa xét xử vụ án bà Trương Thị Hoa (nguyên Phó chánh án TAND huyện Ea Kar) nhận hối lộ cho biết, báo chí sẽ được vào trại giam dự tòa.

{keywords}
Vợ chồng ông Nông Văn Thụt khi đi tố cáo bà Trương Thị Hoa nhận hối lộ

“Các anh cứ mang giấy tờ lên phòng tôi đăng ký để dự, không có vấn đề gì cả” – vị thẩm phán thông tin.

Trước đó, vào các ngày 19 và 29/9, TAND tỉnh Đắk Lắk đã 2 lần đưa vụ án bị cáo Trương Thị Hoa nhận hối lộ ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, cả hai lần TAND tỉnh Đắk Lắk đều phải hoãn xử với lý do người tố cáo là ông Nông Văn Thụt đang thụ án, không thể trích xuất được.

Người tố cáo bị động

Vụ án bà Trương Thị Hoa nhận 80 triệu đồng chạy án, có 4 luật sư nhận lời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng ông Nông Văn Thụt.

Luật sự Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, hôm qua (1/10), người thân vào trại giam thăm nuôi ông Thụt theo định kỳ. Ông Thụt khá ngạc nhiên khi biết TAND tỉnh Đắk Lắk đã 2 lần mở phiên toà xét xử vụ bà Trương Thị Hoa nhận hối lộ và phải hoãn với lý do không trích xuất được ông. Ông Thụt cũng không hề biết rằng, vụ án sẽ được xét xử lưu động trong trại giam vào ngày 3/10.

Người thân ông Thụt cho biết, các cán bộ trại giam cũng ngỡ ngàng khi nghe ông Thụt hỏi thăm, có phải vụ bà Hoa sẽ được xét xử tại đây.

Luật sư Phạm Công Út cho rằng, việc tống đạt giấy triệu tập hoặc thông báo ngày giờ, địa điểm xét xử đối với ông Thụt đã hoàn toàn không được thực hiện.

{keywords}
Giấy triệu tập mà TAND tỉnh Đắk Lắk gửi cho vợ con ông Thụt, thông báo vụ án sẽ được đưa vào xét xử trong Trại giam Đắk Trung

Theo luật sư Phạm Công Út, quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Trương thị Hoa có ghi rõ, vụ án được xét xử công khai tại trụ sở TAND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 29/9, TAND tỉnh Đắk Lắk đột ngột hoãn phiên tòa nhưng không tống đạt quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm mà lại tống đạt giấy triệu tập cho các đương sự phải có mặt tại Trại giam Đắk Trung vào ngày 3/10, nghĩa là sau đó chỉ 4 ngày. Nếu đổi địa điểm xét xử thì tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, có ấn định địa điểm mới và tống đạt cho bị cáo trước ít nhất là 10 ngày.

“Ông Thụt sẽ rất bất ngờ khi bỗng nhiên bị đưa ra xét xử và không thể chuẩn bị kịp những câu trả lời, những diễn biến về việc nhận hối lộ của bà Hoa, người mà trước đó ông chủ động tố cáo” – luật sư Út phân tích.

Theo luật sư Phạm Công Út, từ trước đến nay, thông thường chỉ có các vụ án đánh nhau trong tù, hoặc trốn khỏi nơi giam giữ đối với các bị cáo là người bị tạm giam, tạm giữ, người đang thụ án thì phía tòa án mới lên kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Tòa án, Công an, Viện kiểm sát để đưa vụ án vào nhà tạm giữ, trại tạm giam, hoặc trại giam để xét xử, chứ không hề có chuyện đưa một bị cáo với tình trạng đang được tại ngoại, lại mang một tội danh không liên quan đến các chủ thể kia vào đó để xét xử.

“Đây là một tình huống hiếm hoi trong hoạt động tư pháp từ trước đến nay’ – luật sư Út cho hay.

Cũng theo luật sư Út, việc xét xử lưu động này có thể sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan và minh bạch, bởi Trại giam Đắk Trung thuộc Tổng cục 8 (Bộ Công an); việc vào được trong này vốn đã nghiêm ngặt, việc quay phim, ghi âm, chụp ảnh có thể còn nghiêm ngặt hơn nên báo chí sẽ hạn chế trong việc tiếp cận, phản ánh thông tin.

Bắt quả tang chánh án huyện nhận hối lộ 20 triệu đồng

Bắt quả tang chánh án huyện nhận hối lộ 20 triệu đồng

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang Chánh án TAND huyện Kỳ Sơn nhận hối lộ 20 triệu đồng.

Người tố cáo Phó chánh án vòi tiền chạy án nhận 18 tháng tù

Người tố cáo Phó chánh án vòi tiền chạy án nhận 18 tháng tù

Ông Thụt dù đã bồi thường và được gia đình nạn nhân viết đơn bãi nại nhưng vẫn bị tòa triệu tập. Nữ phó chánh án, thẩm phán được giao xét xử tìm cách “vòi tiền” chạy án cũng bị khởi tố.

Khởi tố phó chánh án đòi chung chi 80 triệu chạy án

Khởi tố phó chánh án đòi chung chi 80 triệu chạy án

Được giao thụ lý, xét xử trong một vụ gây tai nạn giao thông chết người, bà Hoa đã gọi điện thoại cho bị can gợi ý chung chi 80 triệu đồng để được hưởng án treo.

Khởi tố vụ nữ Phó chánh án nhận hối lộ

Khởi tố vụ nữ Phó chánh án nhận hối lộ

Nữ Phó chánh án được phân công thụ lý, xét xử trong một vụ án tai nạn giao thông, tuy nhiên bà này liên tục gọi điện thoại cho đương sự gợi ý chung chi để chạy án. 

Phó chánh án làm giả quyết định ly hôn để giúp bạn

Phó chánh án làm giả quyết định ly hôn để giúp bạn

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với ông Phạm Trung Hiếu (SN 1974, quê Lâm Đồng) can tội “giả mạo công tác”. Bị can Hiếu nguyên là Phó chánh án TAND huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Trùng Dương