- Sáng nay 21/6, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ các nguyên cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng.

Đây là vụ án nhận hối lộ nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Theo kế hoạch dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 3 ngày.

Có đến 120 cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án này được triệu tập đến toà.

{keywords}

Các bị cáo được đưa đến toà

9 bị can, bị truy tố về hành vi “Nhận hối lộ” gồm: Dương Minh Tâm (37 tuổi), nguyên Phó Chánh TTGT thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó TTGT TP Cần Thơ; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên Phó đội trưởng TTGT huyện Phong Điền; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng; Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, quận TP Cần Thơ) – hai người môi giới, “cò” nhận hối lộ.

{keywords}

Sau khi nghe đại diện VKSND công bố cáo trạng, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội. Chỉ có duy nhất bị cáo Đoàn Vũ Duy (39 tuổi, nguyên Đội trưởng Đội TTGT số 11 – quận Bình Thủy) không thừa nhận hành vi nhận hối lộ.

Tại phần xét hỏi, bị cáo Trần Lập Pháp khai trước đây trực trạm cân lưu động và tuần tra tuyến QL đi qua địa bàn quận Cái Răng đã nhận tiền chung chi của 10 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền 47,5 triệu đồng.

Trước HĐXX, bị cáo cho rằng, không biết “cò” Nguyễn Văn Cần là ai, cũng không nhớ ai đã gọi điện liên hệ với mình. Đến khi cán bộ điều tra cho xem sao kê thì Pháp mới biết Cần là “cò” trong việc nhận tiền “bảo kê”.

Bị cáo Nguyễn Trần Lưu - nguyên Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông số 6 quận Thốt Nốt đã nhận tiền của 2 doanh nghiệp với số tiền 26 triệu đồng.

Khi được hỏi, bị cáo Lưu cho rằng: “Bị cáo nhận 2 triệu đồng của ông Kiệt là để lo bếp ăn tập thể cho anh em, chứ không phải nhận tiền chung chi nhằm bỏ qua lỗi vi phạm của doanh nghiệp”.

Lưu khai thêm sau khi nhận tiền thì đi học trung cấp chính trị 2 năm, trong thời gian này bị cáo đã giao quyền điều hành lại cho cấp phó và không biết gì nữa.

Trước lời khai này, đại diện VKSND đã công bố bút lục lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra và lời khai của những người đã đưa tiền cho Lưu.

Theo đó, mỗi khi các nhà xe, doanh nghiệp chưa chuyển tiền thì Lưu gọi điện thoại “nhắc nhở” phải đóng “hụi chết”. Lúc này, các “đối tác” hứa tháng sau sẽ chung gấp đôi. Việc Lưu nhận 2 triệu đồng của ông Kiệt không phải lo bếp ăn như bị cáo khai tại toà.

Đặc biệt, tại phiên toà HĐXX đã công bố lời khai của các bị cáo và những người có liên quan.

Nhiều lời khai của các chủ xe, doanh nghiệp cho biết có những trường hợp họ bị thanh tra giao thông “hỏi thăm” với những lý do rất vô lý nhưng không cãi được như: biển số mờ, vỏ xe mòn…

Đặc biệt, có trường hợp xe dán logo có dòng chữ “A Di Đà Phật” cũng bị “hỏi thăm” vì cho rằng dòng chữ này chỉ được treo trên xe từ thiện.

{keywords}

7 cán bộ TTGT và 2 “cò” liên quan đến vụ án tại phiên toà

Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến 2016, nhóm 7 TTGT nói trên đã cấu kết với hai đối tượng Cần, An thoả thuận với một số doanh nghiệp, nhà xe để không bắt hoặc bắt nhưng phạt với các lỗi nhẹ khi vi phạm luật giao thông.

Hàng tháng hoặc từng lần vi phạm, các doanh nghiệp, cá nhân giao nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các bị can nói trên, với số tiền ít nhất là 1 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 28 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận tiền của các doanh nghiệp, nhà xe để không bị kiểm tra, xử lý. Các bị cáo này đã nhận hối lộ hơn 4 tỉ đồng.

VKSND Cần Thơ xác định, hành vi của các bị can trên đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động và uy tín của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Các bị can này đã phạm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự

Từ đó, VKSND Cần Thơ truy tố, Duy, Tâm, Anh, Cần và An theo điểm a khoản 4 Điều 279 Bộ luật hình sự, với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

3 thanh tra nhận hối lộ đối diện với mức án tử hình

3 thanh tra nhận hối lộ đối diện với mức án tử hình

Ba thanh tra giao thông (TTGT) và hai “cò” ở Cần Thơ có liên quan đến vụ án nhận hối lộ tiền tỉ từ các doanh nghiệp, nhà xe bị truy tố ở khung hình phạt tử hình.

Diễn biến mới vụ Thanh tra giao thông nhận hối lộ tiền tỉ

Diễn biến mới vụ Thanh tra giao thông nhận hối lộ tiền tỉ

Trong vụ án này, Đoàn Vũ Duy – nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy là người nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,79 tỷ đồng từ 57 tổ chức, cá nhân.

Bắt thêm 3 thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ tiền tỉ

Bắt thêm 3 thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ tiền tỉ

Công an TP Cần Thơ đã bắt giữ thêm 3 cán bộ thanh tra giao thông trong đường dây nhận hối lộ hàng tỉ đồng.

11 thanh tra liên quan đến đường dây nhận hối lộ tiền tỉ

11 thanh tra liên quan đến đường dây nhận hối lộ tiền tỉ

Công an xác định có 11 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) vừa bị luân chuyển công tác đều có liên quan đến đường dây nhận hối lộ hàng tỉ đồng.

Thanh tra nhận hối lộ tiền tỉ từng bị báo chí phản ánh tiêu cực

Thanh tra nhận hối lộ tiền tỉ từng bị báo chí phản ánh tiêu cực

Một trong ba cán bộ thanh tra giao thông nhận hối lộ gần 3,5 tỉ đồng, từng bị báo chí phản ánh. Tuy nhiên, cán bộ này không bị xử lý, ngược lại còn điều chuyển về làm đội trưởng.

Tin mới vụ thanh tra giao thông nhận tiền bảo kê gần 3,5 tỉ

Tin mới vụ thanh tra giao thông nhận tiền bảo kê gần 3,5 tỉ

Cần là đối tượng không nghề nghiệp nhưng có mối quan hệ mật thiết với các bộ thanh tra giao thông nên dễ dàng “làm luật” với các doanh nghiệp (DN), chủ phương tiện để nhận tiền “bảo kê”...

Hoài Thanh