Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải chú ý bởi một loạt tuyên bố hiếu chiến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng quyền lực thực sự phía sau hậu trường ở Bình Nhưỡng lại thuộc về cô ruột và chú rể của ông Kim.

Các tin liên quan

Triều Tiên đang lựa chọn thời điểm tấn công?

Điều gì tạo nên "sức mạnh mềm" của Kim Jong Un?

Kim Jong Un coi hạt nhân là "kho báu quốc gia"

{keywords}

Được cho là các nhân vật nòng cốt có ảnh hưởng nhất trong chính quyền Bình Nhưỡng, Kim Kyong-hui và chồng bà, Jang Sung-taek, năm nay đều 66 tuổi. Có tin nói cặp đôi này đã được chính Chủ tịch Kim Jong-il khi còn sống giao trách nhiệm giúp đỡ người con trai 30 tuổi của mình củng cố vị thế như một nhân vật mới và kiểm soát quân đội gồm 1,2 triệu binh sĩ của Triều Tiên.

Một bức ảnh mới được công bố cho thấy Kim Kyong-hui cùng chồng ngồi bên cạnh Kim Jong-un trong cuộc họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, khi ông Kim đưa ra các tuyên bố mới nhất, cam kết sẽ duy trì vũ khí hạt nhân như "kho báu quốc gia" và không thể bị đánh đổi, thậm chí bằng "hàng tỷ đôla".

{keywords}
Kim Kyong-hui và chồng, Jang Sung-taek

Giới phân tích cho rằng, Kim Jong-il đã có nhiều thập niên được đào tạo để lãnh đạo đất nước và kiểm soát quân đội nhưng con trai ông, Kim Jong-un, lại lên nắm quyền khi còn quá trẻ. Người dân Triều Tiên thậm chí còn chưa biết đến sự tồn tại của nhân vật này cho đến khoảng thời gian ngắn trước cái chết của người cha.

Hình ảnh của Kim Jong-un như một vị tướng tài được xây dựng một phần thông qua những ngôn từ hiếu chiến gần đây, trong đó ông Kim dọa sẽ tấn công Mỹ và Hàn Quốc, cắt đứt các đường dây nóng với Seoul và ra lệnh cho các đơn vị tên lửa sẵn sàng khai hỏa.

"Họ đang gấp rút tạo dựng hình ảnh của ông Kim như một lãnh đạo quân sự uy lực nhằm giành được sự tôn trọng và kiểm soát. Và những người đang làm việc này là Kim Kyong-hui cùng chồng bà, Jang Sung-taek", Jeung Young Tai, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.

{keywords}
Kim Kyong-hui là một nhân vật trung tâm trên chính trường Triều Tiên. 

Kim Kyong-hui, em gái của Chủ tịch quá cố Kim Jong-il, là một nhân vật trung tâm trên chính trường Triều Tiên trong 40 năm qua. Bà được tin là đã bị khai trừ trong khoảng thời gian 2003-2009 khi đột nhiên không xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, người phụ nữ này lại nổi lên với vai trò chủ chốt trong tiến trình chuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang cho con trai.

Kim Kyong-hui được phong tướng 4 sao năm 2010 và được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn và Tổ chức của Đảng Lao động Triều Tiên, vị trí thanh thế nhất trong đảng. Chồng bà, Jang Sung-taek, là người được anh vợ rất tin dùng, dẫn đầu lực lượng bảo vệ quốc gia chuyên bảo vệ nguyên thủ. Ông Jang cũng đứng đầu các nỗ lực phục hồi kinh tế của Triều Tiên, thực hiện nhiều chuyến thăm tới các thành phố của Trung Quốc nhằm học hỏi từ sự thành công kinh tế của Bắc Kinh.

Các nguồn tin tình báo ở Hàn Quốc coi Jang Sung-taek là một nhân vật đối trọng với phe cứng rắn quân sự. Có tin nói ông này đã phản đối ý tưởng phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái nhưng đã bị vợ lấn át.

{keywords}
 

Kề cận với Jang là một tướng quân đội quyền lực nhất của Triều Tiên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động, Choe Ryong-Hae. Ông Choe năm nay 64 tuổi, không có nền tảng chính trị mà thăng tiến từ một quan chức Đảng, tham gia vào việc quản lý các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, cùng với Jang, ông này là nhà kiến tạo hình ảnh chủ chốt của Kim Jong-un như một lãnh đạo quân sự hàng đầu.

"Họ đang nỗ lực hết sức để dựng hình ảnh hoàn hảo của tướng Kim trong việc tổ chức quân đội vào các thời điểm khủng hoảng quốc gia bằng cách tạo ra một tình huống khủng hoảng trong những ngày này", Yun Duk-Min, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc, bình luận.

Thanh Hảo (Theo ABC News)