Thảm họa kép động đất - sóng thần tháng 3/2011 đã để lại nhiều hậu quả tàn khốc cho đất nước và con người Nhật Bản. Thảm họa tại Nhà máy Điện hạt nhân Daiichi Fukushima là cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất sau vụ Chernobyl và gây rò rỉ phóng xạ kéo dài cho tới tận ngày nay.

TIN BÀI KHÁC:


Hàng trăm nghìn người sống trong phạm vi 20km quanh nhà máy đã được sơ tán. Một số cư dân không muốn rời nhà của họ nên đã chọn cách ở lại các vùng đất bị bỏ hoang.

Kể từ sau thảm họa, chính phủ Nhật Bản và Tập đoàn Điện lực Tokyo - hãng vận hành nhà máy Daiichi - đã thực hiện một trong những nỗ lực dọn dẹp lớn nhất và tham vọng nhất từ trước đến nay.

Nhiếp ảnh gia Damir Sagolj của hãng tin Reuters đã trở lại các thị trấn vắng người quanh nhà máy Daiichi ghi lại những gì xảy ra sau thảm họa kinh hoàng.

{keywords}

Dòng chữ trong ảnh có nghĩa là "Điện Hạt nhân - Năng lượng cho một tương lai tốt đẹp hơn". Sau thảm họa, chính phủ Nhật Bản đã sơ tán 160.000 người ở các thị trấn quanh nhà máy Daiichi.

{keywords}

Một ngôi nhà hư hại ở thị trấn Namie. Hơn 20.000 cư dân từng sống ở khu vực này có thể về thăm nhà mỗi tháng một lần nhưng họ không được phép ở lại qua đêm.

{keywords}

Gian bếp trong một ngôi nhà bị hư hại ở Namie.

{keywords}

Nông trại bỏ hoang này nằm cạnh vùng cách ly ở khu vực bờ biển gần Minamisoma, một thành phố bị sơ tán một phần.

{keywords}

Mieko Okubo, 59 tuổi, đang ở trong phòng mà bố chồng của bà, cụ Fumio Okubo 102 tuổi, đã tự tử. Khi các nhà chức trách ra lệnh sơ tán, cụ Fumio đã không thể chịu được cảnh phải rời khỏi ngôi nhà mà cụ đã gắn bó cả đời.

{keywords}

Trước thảm họa hạt nhân, hơn một nửa số lượng cá được bán ở chợ này là của ngư dân địa phương. Nhưng giờ đây, không con cá nào được đánh bắt ở khu vực Fukushima. Nếu có chỉ là để phục vụ nghiên cứu nhiễm phóng xạ.

{keywords}

Người dân đeo khẩu trang khi thăm mộ thân nhân ở một nghĩa trang bị hư hại bởi động đất ở Tomioka.

{keywords}

Nỗ lực dọn dẹp phóng xạ lớn chưa từng có đã chứng tỏ sự tốn kém về thời gian và tiền bạc kể từ khi bắt đầu cách đây 2 năm. Nỗ lực này cũng có thể sẽ thất bại. Hầu hết những vật nhiễm phóng xạ (như được thu gom bằng các túi nhựa trong ảnh) vẫn chồng đống ở các lối đi và các bãi trống do người dân phản đối việc tập trung tất cả vào một chỗ.

{keywords}

Một bia tưởng nhớ các nạn nhân được dựng trước một ngôi nhà bỏ hoang sau trận sóng thần hủy diệt.

Thanh Hảo (Theo BI)