Hàng chục nghìn công nhân Indonesia đã bắt đầu cuộc đình công trên toàn quốc đòi tăng lương. Đây là cuộc bãi công mới nhất diễn ra tại nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á này.

{keywords}

Các công nhân cho biết, chi phí sống đã tăng vọt trong bối cảnh lạm phát và giá nhiên liệu leo thang. Theo ước tính của các công đoàn, gần 3 triệu công nhân tham gia đình công.

Các nhà máy sản xuất đủ mọi thứ, từ quần áo tới đồ điện tử, thường là làm cho các công ty nước ngoài, đã ngừng hoạt động khi các công nhân trên khắp quốc đảo này (hơn 17.000 đảo) hạ công cụ làm việc.

{keywords} 

Các lãnh đạo công đoàn cho biết, chỉ riêng ở đảo chính Java đã có 1,5 triệu người tham gia đình công. Con số của họ đưa ra thường cao hơn số liệu cảnh sát cung cấp. Trước đó, cảnh sát cho hay, có khoảng 60.000 người tham gia biểu tình ở thủ đô và các quận lân cận.

{keywords} 

Các công nhân tuần hành đòi tăng lương ở Indonesia

Tại trung tâm sản xuất Bekasi ở ngoại ô thủ đô Jakarta, một nhóm công nhân lớn đã ngồi bên ngoài nhà máy, cầm theo biểu ngữ có dòng chữ "Tăng lương 50% cho chúng tôi".

"Cuộc sống ở Bekasi rất đắt đỏ", Muhammed Muhklas, 26 tuổi, làm việc tại một nhà máy sản xuất dược phẩm cho biết. "Chúng tôi phải trả tiền nhà, tiền thực phẩm và 2 triệu rupiah - khoảng 175 USD, một tháng, không đủ để trang trải mọi thứ cần thiết".

{keywords} 

An ninh được thắt chặt với hơn 1.500 cảnh sát làm nhiệm vụ ở Bekasi và khoảng 17.000 cảnh sát được huy động ở Jakarta.

Với lạm phát tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nên dân thường cực kỳ lo lắng chi phí sống cũng tăng cao, Said Iqbal - Chủ tịch Hiệp hội công đoàn công nhân Indonesia cho biết. Theo ông này, đình công ảnh hưởng tới 20/34 tỉnh thành ở Indonesia. "Nhiều công nhân không đủ tiền để trả tiền nhà nên phải rời nhà và sống dưới cầu, trong cống nước. Họ ăn mì ăn liền thay cơm".

{keywords} 

Các công nhân cho biết, họ bị ảnh hưởng mạnh bởi quyết định tăng giá xăng thêm 44% và dầu thêm 22% của chính phủ hồi tháng 6 trong động thái giảm trợ cấp.

Các cuộc đình công và biểu tình của công nhân Indonesia tăng mạnh khi họ đòi tăng lương vào thời điểm kinh tế đang phát triển nhanh, trên 6% một năm trong những năm gần đây.

  • Hoài Linh (Theo ST, BBC)