Những sự kiện ở Ukraina vừa qua hoàn toàn giống với những sự kiện ở Phần Lan năm 1944. Nhưng người Phần Lan đã tìm được cách giải quyết êm thấm, tránh được thảm họa đất nước. Liệu Ukraina có làm được điều này?
TIN BÀI LIÊN QUAN
Tuần hành phản chiến tại thủ đô Moscow của Nga hôm 15/3. Một số người biểu tình bị bắt vì mang cờ có biểu tượng phát xít. Ảnh: RIA |
Tờ báo cho rằng Ukraina đã đi quá “vạch đỏ” - với việc những thế lực cực đoan được vũ trang của nhóm “Khu vực cánh hữu” đã có những tuyên bố và hành động mà Kremlin không thể bỏ qua.
Đứng đầu lực lượng này - cũng là lãnh đạo một trong các phe đối lập tại Ukraina - là Dmitri Yarosh đã công khai tuyên bố rằng sẽ tiến hành những hành động phá hoại và chiếm lãnh thổ Nga.
Nhiều thành viên của nhóm “Khu vực cánh hữu” đã từng chiến đấu ở Cheznya chống quân đội Liên bang Nga.
Mới đây, Moscow tuyên bố truy nã Dmitri Yarosh do nhân vật này đã khuyến khích khủng bố và kêu gọi kẻ thù của nước Nga tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Nga.
Điều này khiến nhiều người ở Nga rùng mình nhớ lại những vụ khủng bố từng xảy ra như Trường tiểu học Beslan và vụ Nhà hát Nord-Ost.
Hiển nhiên, Nga không muốn những thảm kịch này lặp lại.
Mặt khác, Kremlin luôn đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chính quyền Kiev hiện nay, và nhất quyết đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây và Mỹ chứ không chịu đối thoại với Kiev.
Rất nhiều lần, Nga từ chối ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền lâm thời Ukraina.
Một ý kiến được đưa ra nhằm tháo gỡ tình hình lúc này, là các lãnh đạo lâm thời Ukraina và các nhà hoạt động khác tại đây, nên có một phương án giải giáp các chiến binh của nhóm cực hữu trong thành phần phe đối lập, càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, một thực tế đầy thách thức là lực lượng cánh hữu lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình kéo dài 3 tháng vừa qua tại Ukraina.
Nếu Ukraina không có một thỏa thuận nào đạt được về lực lượng này, điều đó cũng có nghĩa là giữa Moscow và Kiev khó có thể có tiếng nói chung cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Lê Thắng