Xô viết Tối cao Nga đã từng có 2 Nghị quyết về việc sáp nhập Crưm và Sevastopol vào thành phần của Nga. Đó là lời khẳng định của ông Ruslan Khasbulatov, nguyên Chủ tịch Xô viết tối cao Nga (1991 – 1993) - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế thế giới Trường đại học Tổng hợp kinh tế Nga mang tên Plekhanov.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Trong bài trả lời phòng vấn Báo Sự thật Thanh niên ngày 12/3, ông Ruslan Khasbulatov đưa ra hai bằng chứng cho biết đó là những văn bản độc nhất vô nhị hay nói chính xác hơn đó là những bản sao mà ông vẫn giữ được trong cặp tài liệu lưu trữ với dòng chữ: “Ban thư ký của Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên bang Nga”.
Ruslan Khasbulatov, nguyên Chủ tịch Xô viết tối cao Nga (1991 – 1993) |
Nghị quyết đầu tiên của Xô viết Tối cao Liên bang Nga ghi ngày 21/5/1992 – theo lời ông Khasbulatov, văn bản này ‘ra đời rất khó khăn, phức tạp’. Tập trung soạn thảo văn bản này là các nhừng sử học, các nhà ngoại giao, các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ chính trị nắm rất chắc con đường phát triển của miền Nam nước Nga, vùng Tauris, cũng như qua hồi sơ lưu trữ nghiên cứu vùng phía Nam này, Sevastopol và các thành phố khác.
“Và cộng đồng khoa học và ngoại giao đề nghị chúng tôi thông qua nghị quyết của Xô viết Tối cao Liên bang Nga “Về quy chế pháp lý đánh giá những quyết định của các cơ quan tối cao chính quyền nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga về việc thay đổi quy chế Crưm thông qua năm 1954” - ông Khasbulatov nói.
Đây là nội dung văn bản thứ nhất, số 2809-1, có hiệu lực từ ngày ký 21/5/1992. |
NGHỊ QUYẾT Của Xô viết Tối cao Liên bang Nga “Về đánh giá pháp lý những quyết định của các cơ quan tối cao chính quyền nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga về thay đổi quy chế của Crưm thông qua năm 1954” XÔ VIẾT TỐI CAO quyết nghị: 1. Nghị quyết của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga ngày 5/2/1954 “về việc chuyển giao tỉnh Crưm từ thành phần của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga sang thành phần của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina là nghị quyết thông qua vi phạm Hiến pháp (Luật cơ bản) của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga và là một thủ tục lập pháp không có hiệu lực pháp lý từ thời điểm thông qua. 2. Do thể chế hóa bằng pháp luật tiếp theo vấn đề này và việc ký kết giữa Ukraina và Nga Hiệp ước song phương ngày 19/11/1990, trong đó hai bên từ chối có những yêu sách lãnh thổ và củng cố nguyên tắc này trong các hiệp ước và hiệp định giữa các quốc gia Cộng đồng các quốc gia độc lập cần giải quyết vấn đề về Crưm thông qua con đường đàm phán liên quốc gia Nga và Ukraina với sự tham gia của Crưm và trên cơ sở ý nguyện của nhân dân Crưm. |
Ông R.Khasbulatov nói rằng Nghị quyết này khi đó là cơ sở để Crưm quay trở lại thành một phần của nước Nga. Ông giải thích rằng sở dĩ Nghị quyết đã thông qua nhưng các bước tiếp theo không tiến triển được là do còn nhiều vấn đề vướng mắc.
R.Khasbulatov cho hay sau khi các nhà lập pháp đã trao cho chính quyền hành pháp Nga ‘cây gậy’ để hành động, Tổng thống Nga Yeltsin và Ngoại trưởng Nga Kozyrev đã bỏ mặc số phận của Crưm và Sevastopol.
Văn bản thứ hai ghi ngày 9/7/1993 |
NGHỊ QUYẾT CỦA XÔ VIẾT TỐI CAO LIÊN BANG NGA “VỀ QUY CHẾ THÀNH PHỐ SEVASTOPOL”. Xô viết Tối cao Liên bang Nga, sau khi nghiên cứu đề nghị của Đại hội lần thứ 7 đại biểu nhân dân Liên bang Nga vấn đề về quy chế của thành phố Sevastopol, quyết nghị: 1. Khẳng định quy chế trực thuộc Liên bang Nga của thành phố Sevastopol và ranh giới hành chính lãnh thổ theo hiện trạng tháng 12/1993. 2. Hội đồng Bộ trưởng – Chính phủ Liên bang Nga trong thời hạn ngắn nhất soạn thảo chương trình quốc gia đảm bảo quy chế thành phố Sevastopol, giao chỉ thị liên quan cho các bộ và ngành. Tiến hành hội đàm với chính phủ Ukraina về thành phố Sevastopol là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen thống nhất”. 3. Ngân hàng trung ương Nga xem xét cung cấp các khoản tài chính thích hợp cho thành phố Sevastopol thông qua các chi nhánh của mình. 4. Ủy ban của Xô viết Tối cao Liên bang Nga về luật pháp hợp hiến chuẩn bị dự thảo luật của Liên bang Nga về củng cố quy chế của thành phố Sevastopol trong Hiến pháp Liên bang Nga. 5. Để tránh gây căng thẳng tình hình yêu cầu chính phủ Ukraina rút các đơn vị đặc nhiệm đồn trú ở khu vực thành phố Sevastopol. |
Ông R.Khasbulatov cho biết sở dĩ trong văn bản này không đề cập đến việc thuê Sevastpol khi đó tình hình rất phức tạp, nhất là xung quanh Hạm đội Biển Đen. Chính vì vậy mới ra đời văn bản này về quy chế của Sevastopol. Đây chính là văn bản là khởi điểm cho Sevastopol trở thành thành phố ngoài lãnh thổ Nga. Không phải Xô viết Tối cao Liên Xô, mà chính là Xô viết Tối cao Liên bang Nga, thông qua quyết định coi Crưm là một tỉnh của Nga.
Sevastopol chưa bao giờ được coi là chuyển cho Ukraina, kể cả khi Crưm được trao cho Ukraina. Sevastopol cũng giống như thành phố Moscow và Leningrad (tức Saint Petersburg) trực thuộc trung ương Liên bang. Do vậy Sevastopol về mặt pháp lý vẫn thuộc chế tài của Liên bang Nga.
Ông R.Khasbulatov khẳng định, Ngoại trưởng lúc đó A.Kozyrev đã không triển khai hoạt động gì, và cho rằng nghị quyết đó là không hợp hiến, còn Tổng thống Yelatsin đã không làm gì, vì lo ngại làm cho Ukraina nổi giận. Từ đó mới dẫn đến kết quả là Nga phải thuê hàng triệu triệu USD căn cứ hải quân tại Sevastopol cho Hạm đội Biển Đen của mình.
Nguyên Chủ tịch Xô viết Tôi cao Nga R.Khasbulatov khẳng định đến bay giờ những văn bản này vẫn còn hiệu lực pháp lý. Điều đó người Ukraina, người Crưm và người Nga đều hiểu, vì tất cả đều được tiến hành hợp pháp.
Nhưng phương Tây, Mỹ và Tây Âu lại không coi điều này là quan trọng. Ông R.Khasbulatov khẳng định nước Nga không ai muốn bị cách ly, không muốn trừng phạt ai, không khiêu khích ai.
Do vậy Khasbulatov nói rằng cần chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng vẫn đề không phải ở Tổng thống Putin, mà đó là sự thực khách quan và những mâu thuẫn này đã tồn tại và 20 năm qua đã không được giải quyết và ngày càng dẫn đến leo thang mâu thuẫn.
Lê Thắng