Một cuộc hội thảo an ninh khu vực lớn đang định hình như một cuộc đối đầu giữa hai sức mạnh lớn nhất của châu Á, cuộc đối đầu Trung - Nhật, VOA đưa tin.


{keywords}

Tới hội thảo lần này, Nhật phái đi vị Thủ tướng thích chủ chiến trong khi Trung Quốc phái đi một nhà ngoại giao hiếu chiến thay vì những nhà ngoại giao như mọi khi nhằm chống lại những thông điệp quả quyết hơn của Tokyo.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, nhậm chức năm 2012, cam kết đẩy mạnh vai trò quân đội của nước này, sẽ có bài phát biểu then chốt tại Diễn đàn Shangri-La thường niên ở Singapore vào cuối tháng này.

Trong khi đó, lãnh đạo phái đoàn Trung Quốc là bà Fu Ying, cựu thứ trưởng ngoại giao cứng rắn và có tài hùng biện, hiện làm Chủ tịch ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người sẽ khẳng định rằng mọi rắc rối xuất phát từ phía Nhật thay vì Trung Quốc, nước vốn bị coi là đe dọa an ninh khu vực.

Căng thẳng Trung Nhật về một loạt đảo tranh chấp ở Hoa Đông đã bùng phát được 2 năm, ngay sau khi Thủ tướng Abe nhậm chức. Quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn khi ông Abe tới đền thờ gây tranh cãi Yasukuni vào tháng 12 năm ngoái. Ngôi đền này thờ một số lãnh đạo Nhật từng bị coi là tội phạm chiến tranh.

Một nguồn tin quen thuộc với chính sách ngoại giao của Trung Quốc đề nghị giấu tên nói, bà Fu là một sự lựa chọn sáng suốt để có thể "đấu khẩu" với ông Abe.

Nguồn tin trên nói: "Cựu thứ trưởng Fu Ying rất giỏi trong việc khẳng định lập trường của Trung Quốc trước thính giả quốc tế". Là diễn giả có thể nói tiếng Anh một cách tinh tế - một người có khả năng hiếm có trong số các quan chức cấp cao của Trung Quốc, bà Fu không xa lạ gì với các vấn đề Nhật.

"Bà Fu rất duyên dáng nhưng cũng rất cứng rắn", một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh nói. "Bà Fu sẽ có phản ứng rất nhanh với những gì ông Abe nói".

Các nhà tổ chức hội thảo an ninh này thường mời một Thủ tướng khu vực hoặc một Tổng thống có bài phát biểu then chốt. Năm ngoái, người có bài phát biểu chính là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Tới hội nghị lần này, Thủ tướng Nhật Abe - với sự tháp tùng của Bộ trưởng Quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia, sẽ đem tới thứ đã trở thành một thông điệp gắn kèm với nhà lãnh đạo Nhật trên sân khấu thế giới kể từ khi ông nhậm chức: Nhật sẽ theo đuổi một con đường hòa bình, rằng Tokyo luôn muốn giữ vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh toàn cầu và mọi quốc gia nên hành động theo luật.

Trong khi Nhật lo ngại về sự quả quyết ngày càng tăng về mặt quân sự của Trung Quốc thì Bắc Kinh nghi ngờ những nỗ lực của Thủ tướng Abe về nới lỏng giới hạn hiến pháp hòa bình hậu chiến của Nhật về quân sự.

Không như hầu hết các nước khác, Trung Quốc thường không phái quan chức cấp cao tới Diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Từ năm 2011, Trung Quốc chỉ phái Bộ trưởng Quốc phòng tới tham dự hội nghị.

  • Hoài Linh