Nga sẽ đình chỉ các hoạt động của tất cả các trạm GPS Mỹ trên lãnh thổ của mình, bắt đầu từ 1/6, phó thủ tướng Dmirtry Rogozin, người phụ trách ngành công nghiệp không gian và quốc phòng Nga cho hay.

TIN BÀI LIÊN QUAN:



{keywords}
Phó thủ tướng Nga Dmirtry Rogozin. (Ảnh: RIA Novosti)

"Bắt đầu từ ngày 1/6, chúng tôi sẽ tạm ngừng hoạt động của các trạm này trên lãnh thổ Nga," hãng thông tấn RT của Nga trích lời ông Rogozin.

Phó thủ tướng Nga chỉ ra rằng các trạm GPS mặt đất của Mỹ đặt tại Nga theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 1993 và 2001.

"Theo thỏa thuận này, có 11 trạm GPS nằm trên lãnh thổ của 10 vùng lãnh thổ [thuộc liên bang Nga] ", ông nói

Ông nhấn mạnh rằng Moscow và Washington thỏa thuận về vấn đề đặt các trạm GLONASS của Nga trên lãnh thổ Mỹ vào ngày 31/5 tới.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận, vốn sẽ kéo dài trong ba tháng. Chúng tôi hy vọng rằng vào cuối mùa hè, những cuộc đàm phán này sẽ mang tới một giải pháp cho phép sự hợp tác của chúng ta được khôi phục trên nền tảng của sự bình đẳng và tính cân xứng," ông Rogozin nói.

Tuy nhiên, nếu như các cuộc đàm phán không đạt được kết quả, hoạt động của 11 trạm GPS của Mỹ tại Nga sẽ "chấm dứt vĩnh viễn" từ ngày 1/9, ông cảnh báo.

Phó thủ tướng Nga cũng nói rằng Moscow đang cấm Washington sử dụng các động cơ tên lửa do Nga chế tạo, vốn được Mỹ sử dụng để đưa các vệ tinh quân sự của họ vào quỹ đạo.

Ngoài ra, Moscow cũng không có kế hoạch để đồng ý với các đề nghị về việc kéo dài hoạt động của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) của Mỹ.

"Chúng tôi dự kiến sẽ phụ thuộc vào ISS cho tới năm 2020," ông nói. "Chúng tôi cần phải xem xét lợi nhuận mà chúng tôi kiếm được từ việc sử dụng ISS là bao nhiêu, tính toán tất cả các chi phí và phụ thuộc vào các kết quả để quyết định sẽ làm gì tiếp theo."

"Một ý tưởng hoàn toàn mới về việc khám phá không gian xa hơn nữa" hiện đang được các cơ quan hữu quan của Nga phát triển, vị quan chức giải thích.

Trước đó, cơ quan không gian Mỹ NASA, đã yêu cầu Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Nga Roscosmos giữ ISS trên quỹ đạo cho tới năm 2024.

Mối quan hệ giữa Moscow và Washington đã bị sứt mẻ nghiêm trọng sau khi Nga sáp nhập Cộng hòa Crưm.

Mỹ và các đối tác Liên minh châu Âu EU đã đưa một loạt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, bao gồm phong tỏa tài sản, cấm thị thực đối với hàng chục quan chức và doanh nhân Nga, cũng như chấm dứt các dự án chung tại các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả không gian.

Tuy nhiên, Rogozin nhấn mạnh rằng Nga sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với những thứ thuộc sở hữu của mình chỉ là một phản ứng với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

"Chúng tôi sẽ không phải là người đầu tiên thông qua các lệnh trừng phạt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Đối với chúng tôi đó là một vấn đề về việc làm của các chuyên gia của chúng tôi," ông nói.

Sầm Hoa