Tại sao các nhà báo Israel không chất vấn chuyện quân đội tàn phá ở dải Gaza?

TIN BÀI LIÊN QUAN:


Theo báo Slate, khi Israel khởi động Chiến dịch Cast Lead năm 2008 nhằm ngăn chặn tên lửa Hamas từ Dải Gaza, các nhà báo của Israel liên tục đưa tin về từng hành động của quân đội. Họ muốn biết có bao nhiêu binh sĩ Hamas bị giết hoặc bị bắt, mức độ cơ sở hạ tầng bị Hamas phá hủy hoặc danh sách mục tiêu còn lại của Tel Aviv...

Thứ không được báo chí quan tâm là những gì phe bên kia phải hứng chịu, đặc biệt là thương vong trong dân thường. Thay vì hỏi tại sao có quá nhiều người Palestine thiệt mạng thì họ lại chất vấn vì lẽ gì mà chiến dịch không bắt đầu sớm hơn? 

{keywords}
  Cảnh đổ nát ở Gaza sau một trận oanh kích của Israel (Ảnh: AP)


Ở thời điểm Israel khởi động chiến dịch Trụ cột Quốc Phòng tấn công vào dải Gaza năm 2012, tổ chức giám hộ truyền thông Keshev của Israeli đã kết luận rằng cuộc chiến tranh đã làm mờ những khác biệt giữa người phát ngôn của Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) và truyền thông của Israel hơn bao giờ hết.

Ngày hôm nay, có thể nói điều tương tự. Nhiều nhà báo Israel đã bị giết. Họ là những người chất vấn nghiêm khắc, dữ dằn trong các phân tích và kiên định cách nhìn nhận của họ đối với những nhân vật chủ chốt. Một số ít tìm đến nguồn tin Palestine.

Nhưng trong thời gian chiến tranh, các nhà báo Israel đi ngược lại, họ ngại hỏi những câu hỏi hóc búa. Thay vào đó, họ có xu hướng nói theo các nhân vật lãnh đạo chính trị và quân sự. Điều đó giải thích tại sao Israel và thế giới nhìn nhận rất khác nhau về cuộc chiến.

Trong khi đất nước của họ đang bị tán phá bởi tên lửa Hamas và những người lính thì đang chiến đấu và chết trên chiến trường, vai trò của các nhà báo Israel đã thay đổi từ người chất vấn kiên định sang người hàng ngày đưa thông tin do quân đội cung cấp. Chủ nghĩa yêu nước trở thành cái cớ để việc đưa tin có vẻ khách quan.

Một số nhà báo Israel chuyển sang sử dụng các nguồn tin tiếng Hebrew, tạo ra một bức tranh khuyết thiếu về những điều đang xảy ra. Họ khuyến khích sự ủng hộ của cộng đồng đối với chiến tranh. Và bài phát biểu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu về Gaza và Hamas đã dễ dàng nhận được sự đồng thuận chung.

Một số người cho rằng truyền thông Mỹ từng hành động tương tự khi không chất vấn cơ quan tình báo trong việc kết tội Saddam Hussein sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trước cuộc chiến Iraq. 

Ở Israel hiện nay có rất ít tiếng nói phản đối chiến dịch quân sự ở Gaza dù nó có ảnh hưởng tồi tệ thế nào đến thế giới. Truyền thông Israel gần như hạn chế đưa tin về những gì đang thực sự diễn ra ở dải đất này, và nếu làm ngược lại, họ có thể bị kết tội là đứng về phía kẻ thù hoặc gây bất lợi cho đất nước trong khi đất nước đang bị tấn công. 

Người Israel chủ yếu nghe bản tin cập nhật theo giờ trên sóng phát thanh, bản tin cho khung giờ vàng buổi tối phát sóng trên kênh 1, 2 và 10, các bài bình luận trên tờ nhật báo Yedioth Ahronoth.

Haaretz là tờ báo mạnh mẽ nhất trong việc phê bình chiến dịch của quân đội thì lại là tờ báo Israel phổ biến nhất ở nước ngoài (báo bằng tiếng Anh) và được ít đọc nhất trong nước.

Người Israel là những người đọc nhiều nhất về chính họ. Bản tin giờ vàng vào tối Chủ Nhật của Đài truyền hình Mabat chuyên về tin tức Israel phát trên kênh 1 là một bản tin điển hình. Chương trình chỉ đưa về cái chết của 13 người lính Israel.

Đến giữa chương trình, người dẫn đưa vào hình ảnh của Netanyahu và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Moshe Ya’alon phát biểu với người dân cả nước. Ông Netanyahu kêu gọi: "Chúng ta phải đoàn kết và mạnh mẽ trong những ngày khó khăn như thế này. Chúng ta đang chiến đấu vì Tổ quốc.". Ông khẳng định rằng chiến đấu là để sống còn.

Tất cả những gì Netanyahu nói ngụ ý rằng cuộc chiến này là thực sự cần thiết, với mục đích là phá hủy đường hầm của Hamas.

Một nhà báo Israel đã đưa ra câu hỏi thông minh rằng nếu đường hầm của Hamas là một mối đe dọa có thật thì tại sao Israel lại đồng ý cho thực hiện lệnh ngừng bắn 5 ngày và liệu lệnh ngừng bắn này có loại bỏ cuộc tấn công trên bộ?

Thủ tướng Netanyahu trả lời rằng vấn đề đường hầm của Hamas có thể được giải quyết thông qua con đường ngoại giao mà Hamas đã đồng ý để tiến tới ngừng bắn.

Nhưng có một điều đáng ngạc nhiên là, nếu chiến tranh trên bộ có thể không cần thiết, và có thể có một con đường hòa bình để giải quyết vấn đề thì tại sao không nhà báo nào viết về điều đó. 

Đinh Thu Hằng