Trong bom đạn của những đợt pháo kích liên hồi tại Gaza, các bác sĩ đã cứu được một bé gái từ tử cung của người mẹ đã chết. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Em bé Shayma được các bác sĩ chăm sóc trong lồng kính, nhưng chỉ sống được 5 ngày vì máy thở ngừng hoạt động, sau khi quân đội Israel pháo kích vào nhà máy điện duy nhất ở Gaza. Ảnh: RT

Nhưng nay, thế giới tiếc thương em vì ‘điều kỳ diệu’ này không thể kéo dài sự sống tới ngày thứ năm. Nguồn sống của em dựa vào lồng kính đã bị ngắt do pháo Israel tấn công vào trạm điện duy nhất ở Gaza. 

Theo RT, sản phụ Shimah 23 tuổi đã thiệt mạng trên bàn mổ, chỉ 10 phút trước khi kịp nhìn thấy mặt con gái mình lần duy nhất trong đời. 

Em bé là Shayma al-Sheikh Qanan buộc phải ra đời sớm hơn dự định, và được bác sĩ chăm sóc trong các lồng kính. Các bác sĩ trực tiếp chăm sóc gọi em là ‘em bé kỳ diệu’. 

Bác sĩ Fadi Al-Khrote gọi em như vậy, vì nỗ lực sống của em là một kỳ tích, khi mà rất nhiều lần, em bị thiếu oxy để thở, đặc biệt là sau khi tim của mẹ em ngừng đập.  

Khi đặt trong lồng kính, bé phải đeo mặt nạ oxy để thở. Nhưng vì nhiều lần mất điện, nên hệ thống cung cấp oxy không thể hoạt động.  

“Điều này đã khiến cháu bé bị ngạt thở, dẫn tới việc chết não” – bác sĩ Fadi Al-Khrote cho biết. 

“Việc thiếu điện hiện tại đã đóng một vai trò lớn, bởi vì ống oxy không thể vận hành và chúng tôi phải hồi sức cho cháu nhiều lần bằng tay” – bác sĩ nói thêm. 

Bé Shayma được bác sĩ cứu vào ngày 26/7, sau khi cha mẹ của bé thiệt mạng trong một vụ không kích khiến ngôi nhà của gia đình bé ở thị trấn Deir al-Bala bị phá hủy.  

Đầu tuần này, các bác sĩ cho biết là tình trạng của bé đã ổn định, nhưng vẫn phải ở trong lồng kính ít nhất ba tuần nữa. 

Trước sự ra đi của Shayma, hàng ngàn người sử dụng mạng xã hội Twitter bình luận và tiếc thương cho cái chết của ‘em bé kỳ diệu’. 

Vào ngày Shayma qua đời, quân đội Israel đã tấn công và phá hủy nhà máy điện duy nhất ở Gaza, khiến 1,8 triệu người Palestine ở đây không có điện sử dụng. 

Các bệnh viện tại Gaza hy vọng rằng lệnh ngừng bắn sẽ giúp tháo gỡ thảm kịch nhân đạo tại đây. 

Người phát ngôn của cơ quan cứu trợ Liên Hợp Quốc không thể cầm được nước mắt sau vụ tấn công đẫm máu vào hôm 30/7 vừa qua nhằm vào một ngôi trường của Liên Hợp Quốc – nơi để cho người dân trú ẩn trước các đợt bom đạn.  

Hai mươi người đã thiệt mạng trong riêng đợt pháo kích này. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu rằng: “Không có điều gì xấu hổ hơn là việc tấn công vào những em bé đang ngủ. Nơi trú ẩn của Liên Hợp Quốc phải là khu vực an toàn, chứ không phải là bãi chiến trường”.  

Lê Thu