Một sợ dây thừng đỏ được cảnh sát sử dụng như một chỉ dấu về "ranh giới cách li" quanh khu ổ chuột West Point ở thủ đô Monrovia của Liberia.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Khi ranh giới này được đặt ra, hơn 70.000 người bị mắc kẹt. Họ đói ăn, tức giận và sợ hãi trong bối cảnh các nhà chức trách đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Ebola.

CNN cho biết, khi nhóm phóng viên của hãng tiến vào khu vực cách ly, họ lập tức gặp phải những lời than trách ai oán từ rất nhiều người.

Kể từ khi chính phủ chọn khu ổ chuột này là vùng cách li Ebola tuần trước, không có ai được phép ra bên ngoài. Người dân nơi đây phải sống trong tình cảnh không có nhà vệ sinh, không có nước sinh hoạt trong khi các nguồn cung thực phẩm ngày càng ít dần.

Các biện pháp cách li được áp dụng sau khi những người nổi loạn cướp phá một trung tâm chữa trị Ebola ở khu ổ chuột này, cho rằng thứ gọi là virus Ebola chỉ là trò lừa của chính quyền.

{keywords}

Hiện trung tâm y tế này đang được tái thiết song tiến độ rất chậm và thiếu nhiều trang thiết bị cơ bản. Các nhân viên y tế phải tự giặt đồ bảo hộ để tái sử dụng.

Cũng giống như nhiều cư dân ở West Point, Charming Fallah - một thợ làm đầu - phải ra khỏi thị trấn để kiếm ăn. Cô là trụ cột duy nhất trong gia đình có bố mẹ già và hai con nhỏ.

{keywords}

"Lúc này, mẹ tôi không còn gì cả. Tôi vẫn là người chu cấp cho bà nhưng giờ thì bà than phiền rằng gạo đã hết. Tôi vừa đến nhà bố mẹ tôi và bà không còn gì ăn cả".

Khi được hỏi liệu cô sợ dịch bệnh hơn hay đói ăn hơn, Fallah trả lời: "Cả hai. Đó là thứ khiến chúng tôi lo sợ. Đói, Ebola, mọi thứ. Tôi sợ tất cả mọi thứ".

{keywords}

Không chỉ ở Liberia, virus Ebola cũng đang lan tràn tại Guinea và Sierra Leone ở mức độ tồi tệ nhất trong lịch sử dịch bệnh này. Tổ chức Y tế thế giới hôm 25/8 xác nhận 120 nhân viên y tế đã chết vì Ebola và và số ca nhiễm virus ở mức gấp đôi con số trên.

Thanh Hảo