FBI đang chật vật tìm hiểu tại sao ngày càng nhiều người Mỹ rời bỏ quê hương để
tới Syria tham chiến và câu hỏi đặt ra là họ được tuyển mộ kiểu gì?
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Cảnh trong video do al-Qaeda tung ra về một người Florida đánh bom tự sát ở Syria. |
CNN dẫn lời các nhà chức trách Mỹ cho biết, có hàng chục người Mỹ nằm trong số hàng nghìn người nước ngoài đã kéo tới Syria để tham gia vào cuộc nội chiến đẫm máu.
"Họ bị cực đoan hóa ra sao? Những phương pháp nào đang được sử dụng, và ai chủ chi cho việc đi lại của một số thanh niên trẻ?", Kyle Loven, trưởng bộ phận tư vấn cho FBI ở Minneapolis, đặt câu hỏi khi nhắc đến cách thức Syria thay thế Somalia trở thành nơi thu hút các chiến binh thánh chiến trẻ tuổi trong những năm gần đây.
Hôm 27/8, nhiều tháng sau khi một nam giới Florida tự giết mình trong một vụ đánh bom tự sát ở miền bắc Syria, và một ngày sau khi tin tức bùng nổ về Douglas McAuthur McCain, một người đàn ông 33 tuổi lớn lên ở Minnesota, chết vì chiến đấu cho IS, một liên minh các nhóm đối lập Syria tuyên bố họ đã tiêu diệt một người Mỹ khác.
Giới chức tình báo và chống khủng bố Mỹ hiện đang cố gắng xác định xem danh tính người này có phải là Abdirahmaan Muhumed hay không. Cái chết của McCain trước đó thì dễ dàng xác định hơn nhờ những bức ảnh chụp hình xăm ở cổ.
Bạn bè và người thân mô tả McCain là một người đàn ông tử tế yêu gia đình và
thích bóng rổ.
Doulas McCain từng nằm trong tầm theo dõi của các quan chức Mỹ. Họ chú ý đến anh
này từ đầu thập niên 2000 vì giao du với một số đối tượng - trong đó có một
người gốc Minnesota chết ở Somalia với vai trò chiến binh thánh chiến. Tuy
nihên, không có dấu hiệu McCain tham gia vào bất cứ hoạt động nào bất chính.
Theo các nguồn tin thi hành luật, McCain có lẽ đã bị cực đoan hóa dần dần theo năm tháng sau khi cải đạo Hồi.
Tuy nhiên, việc ngày càng nhiều người Mỹ chiến đấu cho các nhóm như IS và tử vong không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Kể từ năm 2007, FBI đã lần theo dấu vết của các thành viên cộng đồng Somalia ở Minnesota bị tuyển mộ đi chiến đấu cho nhóm khủng bố Al-Shabaab. Đến những năm gần đây, thay vì tới Somalia thì một số thanh niên trẻ được tuyển đến Syria, một đất nước đang chìm trong nội chiến.
Các quan chức không biết chuyện McCain đi tới Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi anh này có mặt ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi cuối cùng anh ta liên lạc với người thân và khi chết, McCain nằm trong danh sách những người Mỹ tham gia các nhóm phiến quân.
Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói thêm rằng các nhà chức trách biết về mối quan hệ giữa McCain với IS. Tuy nhiên, bà không tiết lộ làm cách nào họ nắm được điều này.
"Chúng tôi dùng mọi công cụ có được để khuyên can và ngăn chặn các cá nhân không
đi nước ngoài tham gia thánh chiến bạo lực, đồng thời theo dấu và ràng buộc
với những người đã trở về (Mỹ), bà Psaki nói thêm.
Thanh Hảo