Cuộc chiến giành thị trấn Kobani ở biên giới Syria giáp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục. Dù được Mỹ yểm trợ, song các lực lượng người Kurd đang kháng cự trong tuyệt vọng trước đà tiến hung hãn của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

TIN BÀI KHÁC:


BBC đưa tin về chiến sự ở Kobani từ phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ:

Kobabi là một dải đất hẹp do người Kurd kiểm soát nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và một vạt đất Syria rộng lớn nằm trong tay IS. Thị trấn này bắt đầu được thế giới biết đến và chú ý trong những ngày gần đây, khi cuộc chiến giữa IS và dân quân Kurd đang diễn ra khốc liệt.

Các hãng tin thường mô tả Kobani "nằm gần" Thổ Nhĩ Kỳ, dù thực tế là khoảng cách đó "không thể nào gần hơn được nữa". Trung tâm của Kobani chỉ cách thị trấn gần nhất của Thổ Nhĩ Kỳ chưa đầy 3km. 

{keywords}
Ảnh: Getty

Đà tiến của IS tới Kobani đang làm dấy lên quan ngại về nguy cơ một cuộc thảm sát, dẫn tới những câu hỏi về tính hiệu quả của chiến dịch không kích do Mỹ và liên quân tiến hành. Và quan trọng hơn, nó cho thấy rõ sự miễn cưỡng của Thổ Nhĩ Kỳ trong hành động chống lại IS.

{keywords}
Ảnh: Getty

Thổ Nhĩ Kỳ - nước có quân đội lớn thứ 2 trong khối NATO - có hàng dài xe tăng dàn ở biên giới gần Kobani. Nhưng chúng vẫn bất động, ngay cả khi đọ súng giữa dân quân Kurd và IS cướp mạng sống của hàng trăm người và khiến hàng nghìn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 

{keywords}
Ảnh: Getty

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Kobani thất thủ sẽ là một thảm họa vì nó sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng cả nhân đạo và chính trị bên trong các khu biên giới nước này.

Chiếm được thị trấn sẽ giúp IS có một thành trì vững chắc ngay bên kia biên giới với người Thổ, gây lo ngại nghiêm trọng về an ninh và tiềm tàng mở ra các tuyến vận chuyển lậu vũ khí - dầu lửa, giúp IS tăng nguồn tài chính. Nó cũng có nguy cơ kích động một cuộc xung đột âm ỉ nhiều thập niên qua giữa Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm dân quân Kurd mà cả Thổ và Mỹ đều liệt vào hàng khủng bố. 

{keywords}
Ảnh: AP

Vậy tại sao Thổ Nhĩ Kỳ đến giờ vẫn chưa can thiệp để ngăn chiến tranh lan vào lãnh thổ nước này? Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã thề sẽ bảo vệ Kobani, nhưng đến nay vẫn chưa bắt tay vào hành động.

Steven A. Cook, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội đồng Các quan hệ Quốc tế, lập luận rằng, lo ngại chính trị trong nước có thể lý giải cho quan điểm của Ankara. Do trạng thái cận gần IS nên hành động chống tổ chức này có thể sẽ dẫn tới phản ứng ngay lập tức nhằm vào người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

{keywords}
Ảnh: AP

Nhưng vấn đề ở chỗ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không hành động thì người thiểu số Kurd ở nước này sẽ tức giận, bằng chứng là các cuộc biểu tình chết người đã diễn ra trong những ngày gần đây. 

{keywords}
Ảnh: BBC

Thổ Nhĩ Kỳ dường như vẫn yên tâm, ít nhất là vào lúc này, để mặc cho dân quân người Kurd Syria và liên minh do Mỹ đứng đầu bảo vệ Kobani, và tiếp tục đứng ngoài quan sát một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang lan nhanh đến cửa ngõ nước này. 

Thanh Hảo