Bunol ở Tây Ban Nha không phải là nơi duy nhất trên thế giới tổ chức lễ hội ném cà chua, vì một "cuộc chiến" tương tự cũng diễn ra theo truyền thống của làng Cikidang ở Lembang, Indonesia.

TIN BÀI KHÁC:

Cuộc chiến cà chua ở Cikidang bắt đầu được tổ chức năm 1970, là một phần của một nghi lễ lâu đời hơn được cử hành ở chân núi Tangkuban Parahu vào mỗi Muharram, tháng đầu tiên theo lịch Hồi giáo.

{keywords}
Cảnh tượng lễ hội cà chua ngày 19/11. (Ảnh: THX)

Mỗi dịp lễ này, một con dê được dùng làm vật hiến tế và đầu của nó được chôn cạnh suối. Phần thân dê được nấu chín chia cho dân làng.

Trong dịp lễ, người dân thường cầu nguyện cho hòa bình trên Trái Đất, vì đất mẹ cung cấp cho họ nhiều thứ tốt lành. Họ cũng hy vọng mùa màng sẽ tốt tươi.

{keywords}
Ảnh: THX

Sau đó, người làng tổ chức lễ diễu hành helaran để hy vọng có được các vụ mùa bội thu trong năm tới. Tiếp đến là cuộc chiến cà chua, nơi 20 người đàn ông trẻ khỏe đeo mặt nạ và quần áo bảo vệ bằng tre chia làm hai đội. Hai bên tấn công nhau bằng cà chua.

{keywords}
Ảnh: Jakarta Post

Tuy nhiên, cả người làng bình thường và du khách cũng có thể ném cà chua thoải mái vào bất kỳ ai họ muốn.

Kết thúc lễ hội, người dân được thưởng thức các món ăn nhanh được treo dọc con đường nơi lễ hội diễn ra. 

Thanh Hảo