Cuộc đua chưa đến hồi kết nhằm tìm kiếm một ứng viên thách thức Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 của đảng Cộng hoà đột nhiên trở nên thu hút.
Thế giới 24h: Nổ liên tiếp ở Trung Quốc
Thế giới 24h: Nga lật tẩy NATO
Thế giới 24h: Thảm họa hàng không thứ 2
Bầu ứng viên Tổng thống Mỹ
Sau nhiều tháng từ chối tham gia cuộc so tài, Thống đốc bang Texas Rick Perry mới đây tuyên bố, ông sẽ cân nhắc. Sự thay đổi này có thể định hình lại cuộc chạy đua, vốn có thể có thêm một đương kim thống đốc chưa bao giờ thất bại trong một cuộc bầu cử nào.
Cựu thống đốc Alaska Sarah Palin cũng tạo ra một cú xóc trong đảng bằng tuyên bố tiến hành một chiến dịch vận động tranh cử bằng xe buýt đi dọc vùng East Coast, ứng viên mới nhất xuất hiện kể từ khi thống đốc Indiana Mitch Daniels tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hoà hồi cuối tuần.
Mitt Romney, cựu thống đốc Massachusetts, hiện là người được ưa thích cho vị trí ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hoà. Giống như ông Giuliani, Mitt Romney chạy đua vào vị trí ứng viên Tổng thống từ 2008 song chịu thua thượng nghị sĩ Arizona John McCain. Romney sẽ chính thức khởi động chiến dịch tranh cử vào thứ 5 tuần sau tại bang New Hampshire.
Ai Cập mở cửa biên giới với Dải Gaza
Ai Cập hôm 28/5 đã dỡ bỏ lệnh phong toả kéo dài 4 năm với tuyến đường huyết mạch nối Dải Gaza với thế giới bên ngoài, cho phép hàng nghìn người Gaza được tự do ra và vào khu vực.
Theo quyết định trên, cửa khẩu Rafah sẽ được mở thường xuyên từ 9 đến 21h các ngày trong tuần trừ thứ sáu và ngày nghỉ lễ. Việc Ai Cập mở cửa biên giới với Dải Gaza làm Israel thêm lo ngại vì nước này sợ các chiến binh và vũ khí sẽ dễ dàng được đưa tới cửa ngõ của Israel.
Israel và Ai Cập áp đặt phong toả với Dải Gaza sau quân Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào tháng 6/2007. Việc đóng cửa biên giới, gồm cả hạn chế vận chuyển hàng hoá và phong toả đường thuỷ, là nhằm làm Hamas suy yếu, song nó lại làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế tại vùng lãnh thổ đông dân này.
NATO không kích thủ đô Libya vào ban ngày
Thiếu tướng John Lorimer - trưởng phát ngôn viên quân đội Anh hôm 28/5 cho biết, máy bay NATO đã phá huỷ các tháp canh tại khu nhà của lãnh đạo Libya Gaddafi tại Tripoli, sau đó tiến hành một cuộc không kích vào ban ngày, nhằm tăng sức ép buộc người đứng đầu Libya phải từ bỏ quyền lực. Các cuộc không kích của NATO ở Libya rất hiếm khi diễn ra vào ban ngày.
Sau 5 đêm tấn công Tripoli liên tiếp, máy bay của NATO tiếp tục không kích vào ban ngày và tạo ra những cột khói bốc lên từ khu nhà của đại tá Gaddafi. Một vụ nổ lớn làm rung chuyển Tripoli vào lúc 8h sáng nhưng hiện chưa rõ đó là bom hay tên lửa gây ra.
Nhật nêu đề xuất đảm bảo an toàn hạt nhân
Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã đưa ra một đề xuất gồm 5 điểm để đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân tại Hội nghị G8. Các điểm trong đề xuất gồm"
Ủng hộ các nỗ lực của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thiết lập các chỉ dẫn mới và củng cố những cái đã có.
Mở rộng hệ thống đăng ký trợ giúp của IAEA trong thời kỳ khẩn cấp về hạt nhân.
Mở rộng đánh giá an toàn của IAEA tại các nước có nhà máy điện hạt nhân.
Tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan an toàn hạt nhân các nước.
Củng cố các hiệp ước liên quan tới an toàn hạt nhân.
Hồ sơ Lầu Năm Góc về cuộc chiến VN vẫn "mật"
40 năm sau khi xuất hiện trên trang nhất các báo, Hồ sơ Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam sẽ được chính phủ Mỹ công bố vào tháng 6. Tuy nhiên, 11 từ cuối cùng giải mật lịch sử dính líu của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam vẫn nằm trong vòng bí mật.
Trung tâm giải mật quốc gia Mỹ cho biết, chỉ có 11 từ trong số hơn 7.000 trang tài liệu vẫn sẽ nằm trong vòng bí mật.
Được ấn định vào ngày 13/6, Hồ sơ Lầu Năm Góc bản giấy và trên mạng sẽ được để ngỏ cho công chúng tìm hiểu, 40 năm sau khi các trích đoạn của hồ sơ xuất hiện trên tờ The New York Times.
Bản Hồ sơ Lầu Năm Góc sắp được công bố sẽ trọn vẹn hơn, không giống bản được trợ lý đặc biệt của Bộ quốc phòng là Daniel Ellsberg tiết lộ.
Cựu lãnh đạo Ai Cập bị phạt 90 triệu USD
Một toà án Ai Cập hôm 28/5 quyết định phạt cựu Tổng thống Hosni Mubarak và hai bộ trưởng trong chính quyền ông này tổng số 540 triệu bảng Ai Cập - 90 triệu USD vì phá hoại nền kinh tế bằng cách cắt đứt dịch vụ điện thoại di động và internet trong khi các cuộc biểu tình chống chính quyền diễn ra.
Toà án hành chính của hội đồng nhà nước yêu cầu ông Mubarak trả 33,5 triệu USD cho ngân khố quốc gia, cựu thủ tướng Ahmed Nazif phải trả 6,7 triệu USD và cựu Bộ trưởng Nội vụ trả 50,3 triệu USD.
Đây là kết tội đầu tiên của toà án chống lại Mubarak kể từ khi ông này bị buộc phải từ chức hôm 11/2 sau 18 ngày biểu tình rộng khắp.
- Hoài Linh (Tổng hợp)