Trong một số trường hợp, bom rơi nhưng không phát nổ nên hàng chục ngàn người thoát chết. Nhưng nhiều lần khác không may, bom đã vĩnh viễn nằm lại nơi đáy biển hoặc phát nổ.

Dưới đây là những vụ tai nạn do Business Insider điểm lại.

1956: B-47 biến mất cùng với hai đầu đạn hạt nhân

{keywords}

Câu chuyện đầu tiên trong danh sách này cũng là chuyện bí hiểm nhất vì vụ biến mất này không để lại bất kỳ dấu tích gì và không ai tìm thấy mảnh vỡ, vũ khí hay phi hành đoàn. Chiếc máy bay B-47 Stratojet cùng với hai đầu đạn hạt nhân khởi hành từ căn cứ không quân MacDill, Florida hôm 10/3/1956, thẳng hướng đi tới Ma-Rốc.

Theo lịch trình, máy bay tiếp liệu hai lần trên không trung, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến mất. Nhiều nước tham gia tìm kiếm, nhưng không phát hiện được gì. Sau cùng, Mỹ phải dừng chương trình tìm kiếm.

1958: Vứt bom gần đảo Tybee, Georgia

{keywords}

Ngày 5/2/1958, một chiếc máy bay ném bom B-47 rời Florida cùng với bom nguyên tử trong một nhiệm vụ tập huấn, giả định tình huống ném bom xuống một thành phố của Liên Xô và tránh các máy bay đánh chặn phía trước. Tuy nhiên, tới vùng biển ngoài khơi bang Georgia, một máy bay ném bom đã va chạm với máy bay đánh chặn.

Phi công của máy bay đóng vai trò đánh chặn đã nhảy ra khỏi máy bay, còn phi hành đoàn trên máy bay ném bom tìm cách hạ cánh cùng với quả bom, nhưng không thành công. Họ phải vứt quả bom xuống biển trước khi có thể hạ cánh an toàn.

1961: Máy bay làm rơi bom trong bão

{keywords}

Ngày 24/1/1961, một chiếc máy bay B-52 đã bị vỡ trong một trận bão. Máy bay đã làm rơi hai quả bom Mark 39 (sức công phá mỗi quả lớn gấp 253 lần quả bom đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản) xuống mặt đất. Một phi công sống sót sau vụ tai nạn đã gửi báo động tới Không quân Mỹ.

Sau đó, họ tìm thấy quả bom đầu tiên, treo trên một chiếc dù lớn mắc trên cây. Đầu quả bom gần như chạm xuống mặt đất. Trong bảy bước cần thiết để bom phát nổ thì quả bom này đã trải qua bước thứ sáu.

Quả bom thứ hai đã chuyển sang chế độ phát nổ, nhưng vì lý do nào đó mà không ai hay biết, quả bom đã không nổ, và hàng chục ngàn người thoát chết.

1965: Hải quân mất máy bay, phi công và bom nguyên tử

{keywords}

Một chiếc máy bay A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ cùng với phi công và bom hạt nhân B43 đã bị đẩy ra ngoài tàu USS Ticonderoga trong một đợt tập trận quân sự hôm 5/12/1965, khi thang máy cuộn lại. Máy bay nhanh chóng bị chìm xuống nước có độ sâu 4876m.

Hiện vẫn không ai rõ về tình trạng của quả bom. Các sức ép ở độ sâu đó đủ để làm phát nổ quả bom và vùng biển sâu tới nỗi rất khó phát hiện ra bom nổ hay chưa. Ngay cả khi bom chưa nổ thì cũng không ai có thể tiếp cận được.

1966: Hai máy bay B-52 và KC-135 đâm nhau, bốn quả bom nhiệt hạch rơi xuống Tây Ban Nha

{keywords}

Ngày 17/1/1966, một máy bay ném bom B-52 tới gần máy bay KC-135 để tiếp liệu. Một quả cầu lửa xuất hiện khi chiếc B-52 va chạm vào máy bay tiếp liệu và gây nên vụ nổ trên trời. Toàn bộ phi hành đoàn của hai máy bay đều thiệt mạng.

Chiếc B-52 cùng với bốn quả bom nhiệt hạch B28 rơi gần một ngôi làng đánh cá ở Palomares, Tây Ban Nha. Trong 24 giờ đầu tiên, ba quả bom được tìm thấy. Một quả rơi nhưng không phát nổ, còn hai quả khác nổ trong điều kiện bình thường. Các vụ nổ đã gây ra hoả hoạn và phát tán plutonium trong các tên lửa, gây ô nhiễm một vùng rộng 2km2.

Một ngư dân phát hiện quả bom thứ tư rơi xuống biển. 100 ngày sau, Hải quân Mỹ mới định vị và trục vớt được quả bom này.

1968: Rơi máy bay B-52, bom mất tích dưới lớp băng Bắc cực

{keywords}

Vụ tai nạn này cũng tương tự như vụ rơi máy bay ở Palomares, khiến bốn quả bom B28 rơi. Lần này, máy bay rơi xuống Greenland và khiến ít nhất ba quả bom bị vỡ. Các điều tra viên không thể tìm thấy tung tích quả bom thứ tư.

1968: Chìm tàu ngầm hạt nhân USS Scorpion

{keywords}

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Scorpion của Mỹ mất tích vào tháng 5/1968. Vụ việc này đặc biệt rắc rối cho phía Hải quân Mỹ, vì con tàu đi theo một nhóm nhà nghiên cứu của Nga trước khi mất tích.

Khi biến mất, tàu chở theo hai ngư lôi chống ngầm Mark 45. Mãi tới tháng 10/1968, người ta mới tìm thấy mảnh vỡ của con tàu. Tàu USS Scorpion vẫn nằm dưới đáy biển Đại Tây Dương sâu 3.000m và không ai rõ nguyên nhân tàu chìm.

Khoang chứa ngư lôi vẫn nguyên vẹn và hai quả ngư lôi hạt nhân vẫn nằm yên trong đó. Việc vớt hai quả ngư lôi là quá khó khăn, nên Hải quân Mỹ quyết định theo dõi mức độ mức độ bức xạ trong khu vực này. Cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu của việc rò rỉ từ các ngư lôi hoặc lò phản ứng của tàu ngầm.

Lê Thu