Đã tròn 1 năm sau khi chiếc máy bay số hiệu MH17 của Malaysia Airlines chở 298 người bị bắn tan xác ở đông Ukraina, vẫn còn đó rất nhiều điều khó hiểu về nguyên nhân vụ việc.

TIN BÀI KHÁC:


Tờ báo Nga Pravda cho rằng, nếu theo dõi loạt diễn biến mới đây, một người có thể dễ dàng hiểu rằng các lãnh đạo phương Tây có ý đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về thảm họa kinh hoàng này.

{keywords}
Máy bay MH17 bị bắn rơi tan thành từng mảnh ở khu vực do quân li khai kiểm soát thuộc miền đông Ukraina, (Ảnh: Pravda)

Các nhà chức trách Australia ủng hộ việc thành lập một tòa án quốc tế để điều tra vụ việc. Năm nước đã gửi lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một yêu cầu như vậy: Australia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraina.

Các tác giả của ý tưởng kể trên tin rằng, việc bắn rơi máy bay chở khách là một "mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình quốc tế", viện dẫn Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Vậy việc này có hợp lý? Có động cơ chính trị trong quyết tâm này không? Pravda đã tham khảo ý kiến chuyên gia từ Alexander Krylov thuộc Viện Kinh tế Thế giới của Các mối quan hệ quốc tế ở Moscow.

"Toàn bộ câu chuyện lúc đầu mang động cơ chính trị để thực hiện một nhiệm vụ rất đặc biệt. Đó là một bí mật mở mà chủ thể mạnh nhất có thể tận dụng luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho mình" ông Alexander Krylov bình luận.

"Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk (tự xưng) đã trao các hộp đen của chiếc Boeing bị bắn rơi cho Nga. Sau đó, Nga trao các thiết bị này cho các chuyên gia phương Tây với hy vọng về một cuộc điều tra công bằng. Thông thường, các chuyên gia chỉ mất ít thời gian là có thể giải mã được thông tin hộp đen. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không rõ tại sao câu chuyện lại kéo dài như vậy. Tôi nghĩ họ cần tới một năm để làm sai lệch một số thông tin nào đó. Dữ liệu khách quan thì không cần đến từng đó thời gian. Các cơ hội là khá thuận lợi cho các viễn cảnh ban đầu nhằm đổ tội cho Nga về thảm kịch này...", vị chuyên gia này nói thêm.

Tuy nhiên, theo ông Alexander Krylov, ý đồ đó còn lâu mới có thể trở thành hiện thực. Theo thời gian, không nước nào muốn tuyên chiến với Nga, và họ dường như chỉ muốn có được một số nhượng bộ từ Moscow về Ukraina, Iran và Syria.

Alexander Krylov cho biết ông rất ngạc nhiên khi phía Nga quyết định trao hộp đen cho các chuyên gia phương Tây. Theo ông, sẽ hợp lý hơn nếu mở các thiết bị ghi dữ liệu này ở Moscow trước sự chứng kiến của các chuyên gia nước ngoài.

Thanh Hảo