Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ ly hôn thấp nhất thế giới, nhưng tình trạng hôn nhân rạn nứt đang trở nên phổ biến hơn.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Những phụ nữ trong nhóm "Chiến binh Hồng" đang đấu tranh chống lại nạn hiếp dâm, bạo hành gia đình và chế độ gia trưởng tại Ấn Độ. (Ảnh: DW.com)

Các chuyên gia cho biết, phần lớn nguyên nhân ly hôn tại Ấn Độ đều do ngược đãi. Tuy nhiên, "ngược đãi là gì" từ lâu đã trở thành đề tài gây tranh cãi, đặc biệt là khi xác định xem liệu chấn thương tâm lý có giày vò một ai đó trong suốt cuộc hôn nhân hay không.

Tòa án tối cao cho biết không thể có một công thức ràng buộc hay một thông số cố định để xác định bạo lực tinh thần trong các vấn đề thuộc hôn nhân. Tòa án Ấn Độ đã đưa ra một loạt những sự giải thích về cái tạo ra sự ngược đãi phi thể chất.

Dưới đây là một vài ví dụ không điển hình.

Vợ ưa tiệc tùng

Tuần trước, Tòa án tối cao Bombay đã lật lại một phán quyết được đưa ra từ năm 2011 về việc đồng ý cho một thủy thủ ly hôn với cô vợ sinh năm 1999, vì người chồng than phiền rằng vợ mình thường xuyên tiệc tùng.

Tòa tối cao Bombay thấy người chồng cũng tham gia các bữa tiệc, nên cho rằng không thể kết luận người vợ đã ngược đãi chồng về thể chất và tinh thần. "Người đàn ông không có quyền được chấp nhận ly hôn vì lý do ngược đãi", tòa cho biết.

Đòi tình dục quá nhiều

Hôn nhân không tình dục là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ly hôn trên thế giới. Tuy nhiên, năm ngoái, một nam giới tại Mumbai lại muốn ly dị vợ mình, vì cô này đã đòi hỏi "chuyện ấy quá nhiều".

Trong đơn ly hôn, người chồng miêu tả vợ mình có "nhu cầu tình dục quá đáng và không thể đáp ứng được" kể từ khi họ kết hôn hồi tháng 4/2012. Anh ta phàn nàn đã bị vợ bắt quan hệ cả khi anh ta ốm và dọa sẽ ngủ với người khác nếu từ chối.

Người đàn ông này nói rằng "hành vi tàn bạo" và sự hung hăng, độc đoán, bướng bỉnh của vợ đã khiến mình cảm thấy khó có thể tiếp tục chung sống với cô ấy. Năm ngoái, một tòa án gia đình ở Mumbai đã cho phép họ ly hôn.

Khó chịu với cách ăn mặc

Trong một vụ khác, một người chồng đã tìm cách ly hôn vì cách ăn mặc của vợ anh ta. Người chồng cho rằng mình bị hành hạ bởi việc cô vợ thường xuyên mặc áo sơ mi và quần âu tới công sở thay vì trang phục truyền thống.

Ba năm trước, một tòa án gia đình chấp nhận cho họ ly hôn, nhưng tháng 3/2014, Tòa án tối cao Bombay đã bác bỏ phán quyết. "Phạm vi bạo lực không thể mở quá rộng, nếu không ly hôn sẽ phải được chấp nhận trong mọi trường hợp xung đột về tính cách", tòa án cho biết.

Ám ảnh về mụn trứng cá

Các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn phổ biến tại Ấn Độ, nhưng chuyện một người chồng muốn ly hôn vì ám ảnh bởi mụn trứng cá của vợ vẫn khiến nhiều người không thể tin nổi.

Trong đơn ly hôn, người chồng nói khuôn mặt đầy mụn của vợ khiến anh ta khó chịu suốt kỳ trăng mật hồi 1998. Năm 2012, một tòa án gia đình tại Mumbai đã phán quyết, "tình trạng của người vợ không chỉ gây ra bi kịch cho chính bản thân cô, mà còn gây khó chịu cho bạn đời".

Tòa án đưa ra phán quyết trên, bất chấp bác sĩ của người vợ nói tình trạng da của cô có thể điều trị và không có ảnh hưởng tiêu cực tới chuyện vợ chồng.

Sầm Hoa