Lần đầu tiên kể từ năm 2005, Nga dự định tiếp tục chế tạo các "đoàn tàu tử thần" - hệ thống đường sắt bí mật được trang bị tên lửa đạn đạo, nhưng có công nghệ cao hơn giúp chúng khó bị phát hiện hơn hiện giờ.


{keywords}

Liên Xô quyết định chế tạo hệ thống đường sắt tên lửa tham chiến (BZhRKs) với tên lửa đạn đạo từ năm 1969 để đối phó với hệ thống tàu ngầm có khả năng mang hạt nhân của Mỹ, hãng tin Sputnik cho hay.

Liên Xô vận hành 12 tàu "ma", mỗi tàu được trang bị 3 bệ phóng tên lửa, và đây là một giải pháp hữu hiệu cũng như rất đáng sợ. Các đoàn tàu kiểu này di chuyển trên khắp hệ thống đường sắt của lãnh thổ Nga và có hình dáng gần giống với tàu chở hàng thông thường, khiến nó có thể tránh bị vệ tinh theo dấu.

Hiện vẫn chưa thể nói chính xác địa điểm mà các tàu ma này có thể phóng đi một quả tên lửa hạt nhân. Các tàu này được mệnh danh là "tàu ma" hoặc "tàu tử thần".

Năm 2008, Nga quyết định xếp xó các đoàn tàu trên. Tuy nhiên, 10 năm sau, Moscow lại làm sống lại ý tưởng trên.

{keywords} 

Quan chức công nghiệp quân sự Nga Viktor Murakhovsky nói về những ưu điểm của tàu hạt nhân thế hệ mới như sau: "Các tàu sẽ không có các toa xe đặc biệt to. Mọi thứ đều khớp với các thông số toa xe hiện thời, do đó, nó sẽ không bị hệ thống do thám và trinh sát của đối phương phát hiện. Hơn nữa, các tàu mới có khả năng phóng tên lửa ở bất cứ đâu khi đang chạy trên đường sắt, khác với loại trước đó - chỉ có thể phóng tên lửa nếu các điều kiện đặc biệt được đáp ứng

Dự án mới mang tên Barguzin, theo đó, một tàu ma có thể mang theo 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars (loại tên lửa tương tự tên lửa Bulava được phóng từ tàu ngầm).

Một toa xe của BZhRK có thể chống lại một vụ nổ đầu đạn hạt nhân xảy ra cách nó vài trăm mét. Một đoàn tàu như vậy có thể chạy suốt một tháng và băng qua quãng đường 1.000 km/ngày với tốc độ gần 100km/h.

  • Hoài Linh