Những người bạch tạng ở Tanzania đang phải đối mặt với nỗi lo sợ thường trực bởi có nhiều kẻ luôn lăm le chặt tay, chân của họ để bán cho thầy phù thủy làm bùa phép.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Cậu bé Mwigulu Matonage Magesa, 12 tuổi, đến từ Tanzania. Magesa bị chặt mất một cánh tay sau cuộc tấn công tàn bạo ở đất nước em, nơi nhiều người tin rằng các bộ phận cơ thể như tay, chân… của người bạch tạng có thể dùng để chế tạo các loại bùa ngải cầu may, mang phép thuật. Magesa hiện sống trong một tổ chức từ thiện đặt tại quận Staten Island ở New York, Mỹ, và đã được lắp tay giả.

  Với tính cách nhẹ nhàng, hay xấu hổ, nhưng Magesa không ngại khẳng định rằng, em muốn trở thành Tổng thống, thậm chí còn biết rõ mình sẽ làm gì nếu đắc cử. "Nếu có ai đó cắt xẻ cơ thể hoặc giết hại người bạch tạng, hung thủ sẽ phải đối mặt với án tử hình ngay trong ngày hôm đó. Bằng cách treo cổ", cậu bé hùng hồn khẳng định.

{keywords}

Cuộc sống hiện tại của Magesa khá vui vẻ và lạc quan. Cùng với 3 trẻ em bạch tạng người Tanzania khác là Pendo Sengerema Noni (15 tuổi), Emmanuel Festo Rutema (13 tuổi) và Baraka Cosmas Lusambo (5 tuổi), cậu bé đã dành mùa hè ở thành phố New York trong một khu ký túc với sân bóng, bể bơi và được lắp chân tay giả. 

Nhưng đáng buồn là, chỉ trong vài ngày tới, Magesa cùng với các bạn bè mình sẽ phải quay lại Tanzania, nơi cuộc sống của người bạch tạng chưa bao giờ được đảm bảo an toàn.


{keywords}

Pendo Sengerema Noni, 15 tuổi cũng bị kẻ xấu chặt mất một tay để chế tạo bùa phép. Tổ chức đang chăm sóc các em là Quỹ Cứu trợ y tế toàn cầu, chuyên viện trợ trẻ em bị thương trong thảm họa hay xung đột. Tổ chức được sáng lập bởi Elissa Montanti.


{keywords}

Đây là bé Baraka Cosmas Lusambo, 5 tuổi. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 75 người bạch tạng đã bị giết hại tại quốc gia Đông Phi từ năm 2000. 

LHQ bày tỏ lo ngại về việc các cuộc tấn công sẽ tăng trước thềm cuộc bầu cử chính phủ năm nay, bởi có không ít chính trị gia cũng tin tưởng và tìm kiếm "bùa may mắn" làm từ thân thể người bạch tạng do các thầy phù thủy cung cấp.


{keywords}

Các em đã được che giấu khỏi những tin tức khắc nghiệt về nhiều vụ tấn công với người bạch tạng cũng như sự phân biệt đối xử đang chờ đợi mình ở quê nhà. Trong thực tế, Baraka không hề biết chính cha đẻ là một trong những kẻ đã tham gia vào vụ chặt tay em vào 6 tháng trước và hiện ông ta đang bị giam lỏng ở Tanzania.


{keywords}

Cô Elissa Montanti nói chuyện thân thiết với Baraka. 


{keywords}

Từ khi thành lập, Quỹ Cứu trợ y tế toàn cầu đã giúp đỡ và cưu mang gần 200 trẻ em bị thương nghiêm trọng.


{keywords}

Mặc dù Chính phủ Tanzania đã cấm các thầy phù thủy hành nghề để ngăn chặn việc buôn bán bộ phận cơ thể, nhưng khi các em về nhà, chúng vẫn phải đối mặt với một tương lai dường như còn rất ảm đạm.


{keywords}
Cô Elissa Montanti nắm tay bé Baraka. Cô chia sẻ: "Chiến tranh là một chuyện, nhưng điều mà các em phải hứng chịu là rất có chủ ý. Nó là điều mà một người gây ra cho người khác sự đau đớn không thể tin được và tôi không thể hiểu nổi điều này".

{keywords}

Mwigulu Matonage Magesa, Pendo Sengerema Noni và Emmanuel Festo Rutema. Các em đều mất một cánh tay.


{keywords}

Bạch tạng là một chứng rối loạn bẩm sinh với tỷ lệ 1/20.000 người trên khắp thế giới. Căn bệnh này là phổ biến hơn ở vùng châu Phi cận Sahara với tỷ lệ ở Tanzania là 1/1.400 người.


{keywords}

Emmanuel kể lại, khi em đang chơi đùa bên ngoài nhà, kẻ tấn công lạ mặt đã cầm dao phay và búa, chặt một cánh tay em cùng những ngón trên bàn tay còn lại, sau đó tìm cách cắt lưỡi, nhổ răng của em. Giờ đây Emmanuel nói rất khó khăn.


{keywords}

Nhìn chung, người bạch tạng có thị lực kém. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc đọc sách và học tập, cũng như sinh hoạt hàng ngày.


{keywords}
Các em cùng nhau làm bài tập về nhà.

{keywords}

Baraka khoe chiếc gối em thường ôm đi ngủ, nói rằng mình cảm thấy an toàn vào ban đêm khi có nó.


{keywords}
Lắp cánh tay giả vào cơ thể đã trở nên quá quen thuộc đối với các em.

{keywords}

Bộ phận cơ thể người bạch tạng được nhiều người cho là có phép thuật, do đó có thể bán với giá cao. Nhiều người mê tín dị đoan cho rằng, người bạch tạng là "những bóng ma" đem lại điều kém may mắn. 


{keywords}
Một số khác thì tin rằng, ma thuật của bùa phép sẽ mạnh hơn nếu như các nạn nhân la hét khi bị cắt cụt chi, báo cáo năm 2013 của Liên Hợp Quốc cho hay.

Lan Phương - Ảnh: Reuters