Điều kiện kinh tế khó khăn cộng với sự mất cân bằng giới tính tại Trung Quốc đã khiến những chàng trai ế ở các vùng quê nghèo càng ngày càng khó lấy vợ.

 

Cuộc sống gần đây đã trở nên đắt đỏ hơn bình thường đối với Zhang Hu, một lão nông tới từ một ngôi làng miền núi nghèo khó ở tỉnh Cam Túc, phía đông Trung Quốc.

{keywords}
Một đám cưới ở vùng quê Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Ông Zhang đang làm việc tại một trong những tỉnh thành nghèo nhất Trung Quốc. Mỗi năm cả gia đình ông chỉ kiếm được khoảng 60.000 NDT (hơn 200 triệu đồng). Tuy nhiên, ông phải chi 170.000 NDT (580 triệu đồng) cho đám cưới của con trai, bao gồm 130.000 NDT (444 triệu đồng) tiền thách cưới đưa cho nhà gái. Thách cưới là một phong tục truyền thống ở Trung Quốc.

Và để lo được đám cưới cho con, ông Zhang đã phải đi mượn 150.000 NDT (512 triệu đồng), China Youth Daily đưa tin.

"Ngôi làng này nghèo tới nỗi không có cô gái nào muốn cưới đàn ông ở đây", ông Zhang nói. "Và càng nghèo thì tiền thách cưới càng cao".

Khi Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, các cuộc hôn nhân, đặc biệt là giữa các cặp uyên ương ở khu vực nông thôn, đã trở nên đắt đỏ hơn và một số trường hợp không có đủ khả năng để làm đám cưới, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Giá của một cô dâu đã tăng nhanh hơn nền kinh tế Trung Quốc trong 10 năm qua.

Tại Cam Túc, trước đây nhà trai thường phải đưa hơn 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) tiền thách cưới cho nhà gái nhưng giờ số tiền này đã tăng lên là 150.000 NDT (512 triệu đồng), theo China Youth Daily.

Các cô dâu tới từ một số ngôi làng ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc được biết tới với tập tục thách cưới vô cùng kỳ lạ. Trong đó, số tiền mệnh giá 100 NDT mà nhà trai dùng để đưa cho nhà gái phải có trọng lượng hơn 1,6kg, tương đương với hơn 100.000 NDT (gần 350 triệu đồng).

Điều kiện kinh tế khó khăn cộng với sự mất cân bằng giới tính tại Trung Quốc đã khiến những những chàng trai ế ở các vùng quê nghèo càng ngày càng khó cưới vợ.

Theo số liệu thống kê năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh ở Trung Quốc là 117,9 bé trai/100 bé gái. Sự mất cân bằng giới tính diễn ra rõ rệt nhất tại các vùng quê nghèo, nơi phụ nữ thường tìm kiếm các cuộc hôn nhân triển vọng tại những khu vực phát triển hơn, các chuyên gia cho biết.

Chen Weimin, giám đốc viện nghiên cứu phát triển và dân số tại Đại học Nankai ở Thiên Tân tin rằng chi phí đám cưới cao ở càng vùng nông thôn còn hơn cả một hiện tượng kinh tế.

"Tại một số ngôi làng nghèo khó, đàn ông thường phải mua các cô dâu [từ Việt Nam]", Chen nói. "Đó là vì phụ nữ ở đó lựa chọn để thay đổi vận mệnh của mình bằng cách lấy chồng ở những khu vực phát triển hơn".

Ông Chen cũng cho biết sự phát triển kinh tế ở các vùng quê và sự thay đổi thói quen dành dụm của nông dân đã góp phần làm chi phí các đám cưới ở khu vực nông thôn tăng mạnh.

Tiền thách cưới chỉ là một phần trong chi phí của các đám cưới ở nông thôn Trung Quốc. Thỉnh thoảng, các cô dâu cũng đòi hỏi cả những căn hộ ở thị trấn và một chiếc xe hơi.

"Nó đã trở thành một thói quen chung", Chen nói. "Người dân từng tổ chức tiệc cưới tại nhà nhưng bây giờ họ cũng đến khách sạn và sử dụng những chiếc xe đắt tiền để làm xe hoa".

Chen, xuất thân từ một làng quê ở tỉnh An Huy, nói rằng sở hữu một căn hộ ở thành thị đã trở thành một điều kiện bắt buộc trước các cuộc hôn nhân ở Trung Quốc.

Sầm Hoa

Phút kinh hoàng tê giác húc thẳng vào xe du lịch

Đây là khoảnh khắc kinh hoàng khi một con tê giác giận dữ lao thẳng vào một chiếc xe chở khách du lịch.

Đầu năm xuất ngoại xem khỏa thân, ném cá, băng đăng

Nhiều lễ hội kỳ lạ trên thế giới diễn ra vào dịp đầu năm mới, như lễ hội ném cam ở Italy, khỏa thân giành vật may mắn ở Nhật hay thi xén lông cừu ở New Zealand....

Kỳ lạ anh em sinh đôi cưới chị em song sinh

Hôm 15/2 vừa qua tại Sở Hầu (Trung Quốc) đã diễn ra hai đám cưới được rất nhiều người chú ý, bởi hai chú rể là anh em sinh đôi, còn hai cô dâu là chị em song sinh.