Cuộc xung đột ở Syria đã gây ảnh hưởng tới chính trị toàn cầu, với sự trở lại của Nga, sự trỗi dậy của IS, sự nổi lên của Iran và cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu.
- Hàn 'tố' Triều dùng mỹ nhân kế trên mạng
- Hillary Clinton kịch liệt đả kích Donald Trump
- Người phụ nữ muốn về Triều Tiên bằng mọi giá
Sự trỗi dậy của IS
Theo tờ Indian Express, chính nhờ khoảng trống quyền lực khởi sinh từ xung đột ở Syria, mà một nhánh nhỏ vốn ít người biết đến nhưng lại gây chết chóc bạo tàn đã vươn lên trở thành lực lượng khủng bố khét tiếng nhất hành tinh.
Syria hoang tàn, đổ nát. (Ảnh: AP) |
Năm 2014, lực lượng ‘Nhà nước Hồi giáo’ (tự xưng) IS chiếm giữ hoàn toàn thành phố Raqqa ở đông Syria, và tràn xuống Mosul của Iraq. Rốt cuộc, IS chiếm luôn khu vực vùng biên có diện tích tương đương nước Anh – chiếm dụng vũ khí, tài sản và binh sĩ dọc đường tiến.
Quân chính phủ Syria đã bỏ sót IS vì quá mải mê chiến đấu với phe đối lập ở các vùng đông dân gần bờ biển Địa Trung Hải.
IS gieo rắc sợ hãi và lo ngại trong khu vực và trên khắp thế giới, khi tàn sát những người thiểu số, thể chế hóa nô lệ tình dục, chế ngự quân đội nhà nước và hành quyết những người đối lập một cách tàn bạo. IS phá hủy các khu vực di sản, như ngôi đền ở thành phố cổ Palmyra, và kích động mua bán đồ cổ toàn cầu.
IS phát động tấn công khủng bố tại nhiều nước, từ Pháp cho tới Yemen và thiết lập vị trí đầu cầu ở bắc Libya để kéo dài sự tồn tại của cái gọi là ‘vương quốc Hồi giáo’ ở Syria và Iraq. Hàng ngàn thanh niên châu Âu đã gia nhập IS, dù nhiều người không phải gốc Hồi giáo.
Sự trở lại của Nga
“Trên hành tinh này chỉ có một người có thể chấm dứt nội chiến ở Syria chỉ bằng một cú điện thoại, và đó là ông Putin” – Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tuyên bố gần đây.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP |
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thiết lập lại vị thế mới ở Trung Đông sau khi chứng kiến cảnh Mỹ điều khiển cả khu vực này nhiều năm trời. Tháng 9 năm ngoái, sau khi điều vũ khí, cố vấn và trợ giúp kinh tế cho Tổng thống Syria Bashar Assad, ông Putin đã cử không quân tới hỗ trợ Damascus.
Làn sóng bạo lực gần đây thuyên giảm phần lớn là theo lệnh của Nga. Hiện vẫn chưa rõ phác đồ mà Nga dành cho Syria, nhưng trên thực tế, bất kỳ ai lên lãnh đạo Syria sau này đều sẽ mang món nợ không nhỏ với Putin.
Châu Âu bất ổn
Khi châu Âu nhào nặn các thỏa thuận để mở cửa biên giới vào cuối thế kỷ trước, họ không lường trước tình cảnh chỉ riêng trong một năm như 2015 đã có hơn một triệu người nhập cư – chủ yếu là tị nạn từ Syria – đổ xô vào châu lục này.
Hàng ngàn người thiệt mạng khi tìm cách vượt biển, tạo nên thử thách về mặt đạo đức cho lục địa già. Dòng người này không có chiều hướng giảm đi. Sự hiện diện của họ gây tranh cãi về sự hào phóng và cả bài ngoại. Sau cùng, điều đó còn làm lung lay tận gốc rễ thỏa thuận dàn xếp biên giới mở của châu Âu.
Người châu Âu đang dựng hàng rào dọc lộ trình của người nhập cư di chuyển từ Hy Lạp vào Đức. Dân chúng ủ bệnh trong các điều kiện sống dơ bẩn ở phía đông nam châu Âu. Nhiều người đối mặt với chốn lao tù trong khi chờ đợi đơn xin tị nạn được chấp thuận, hoặc cư trú không phép.
IS tấn công Paris vào tháng 11 năm ngoái đã khiến các nước trên khắp châu Âu đổ lỗi cho nhau, và tăng cường vị thế cho các chính trị gia dân túy. Âm hưởng này vang vọng tới nơi xa xôi như Mỹ, khi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump gây sốc cho nhiều người bằng việc đề xuất cấm người Hồi giáo nhập cư.
Trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ lên tới đỉnh điểm, cuộc đại di cư đã đẩy tính thống nhất của châu Âu tới giới hạn cuối cùng.
Láng giềng lụn bại
Cuộc khủng hoảng di cư châu Âu thuyên giảm là bởi làn sóng nhập cư đổ sang các nước láng giềng ở Syria. Chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan đang nhận tới 4,4 triệu người tị nạn từ Syria. Tại Lebanon, người tị nạn chiếm tới hơn 1/5 dân số sở tại.
Xung đột ở Syria cũng giăng bẫy lực lượng dân quân và các nhân tố nhà nước trên khắp khu vực Trung Đông, làm suy yếu các nước láng giềng vốn đã mong manh như Lebanon, và gợi lại các căng thẳng sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ - nơi đang đối mặt với cuộc nội chiến với người Kurd.
Iran lên ngôi
Xung đột Syria còn góp phần cân bằng lại trục quyền lực trong khu vực. Không gian ảnh hưởng của Iran với người Hồi giáo dòng Shiite chiếm ưu thế đang mở rộng từ Beirut tới Tehran, cùng với các chính quyền lệ thuộc tại Baghdad và Damascus.
Lê Thu
Vì sao CIA không giải mã nổi Putin?
Các sĩ quan tình báo Mỹ được đào tạo để "giải mã" những mục tiêu khó nhằn. Nhưng luôn có những nhân vật quá kín kẽ, như Tổng thống Nga Putin.
Vì sao Triều Tiên liên tục 'khoe' vũ khí hạt nhân?
Những phô trương về vũ khí hạt nhân mới đây của Triều Tiên được cho là nhằm củng cố đoàn kết trong nước, bằng cách phóng đại về các mối đe dọa bên ngoài.
Liệu có lặp lại một vụ MH370 nữa?
Kể từ khi chiếc máy bay số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích bí ẩn cùng 239 người trên khoang cách đây 2 năm, nhiều người thường xuyên đặt câu hỏi liệu một vụ tương tự có tái diễn?