Có những căn bệnh tưởng chừng chỉ có trong truyện cổ tích như người hóa sói, hóa cây, được sinh ra có hơn 2 tay, 2 chân... thực tế lại có trong đời thực.

Tin bài khác:


Do đó, lần tới khi bạn định than vãn về việc bị cúm thì hãy nghĩ mình vẫn còn may mắn chán so với những người mắc các căn bệnh hiếm và kỳ quái như dưới đây.

Hội chứng Alice ở xứ sở kỳ diệu


Nhìn vào gương và thấy đầu, tay bạn to gấp 5 lần kích cỡ thực không có nghĩa là bạn đã phát điên, mà thay vào đó, bạn có thể đang bị hội chứng Alice ở xứ sở kỳ diệu (AIWS).

Triệu chứng nổi bật nhất của AIWS là sự thay đổi hình dáng của vật thể, nhìn thấy một số bộ phận sẽ trở nên to hơn hoặc nhỏ hơn kích cỡ bình thường. Với những người bị hội chứng này, khi nhìn một số vật thể như ô tô hay tòa nhà sẽ thấy nó nhỏ hơn. Một triệu chứng khác của bệnh là khả năng nhận thức về thời gian bị bóp méo - thời gian trôi quá nhanh hoặc quá chậm.

Một số người bị Hội chứng Alice ở xứ sở kỳ diệu có thể bị méo nhận thức xúc giác, ví dụ cảm thấy như đang đứng trên một tấm bọt biển trong khi đang đứng trên mặt bê tông vững chắc. Những triệu chứng này thường xuất hiện về đêm.

Các nhà khoa học không chắc về nguyên nhân gây ra AIWS nhưng cho rằng nó liên quan tới chứng đau nửa đầu. Hiện thời, chưa có cách nào để chữa trị bệnh này nhưng ăn ngủ đều đặn và hợp lý sẽ làm giảm triệu chứng bệnh.

Bệnh lão hóa sớm

Vai diễn của Bradd Pitt trong bộ phim "The Curiuous Case of Benjamin Button" dựa trên một trường hợp mắc bệnh có thực. Bệnh lão hóa sớm là một căn bệnh mà đẩy nhanh quá trình lão hóa khi một đứa trẻ mới được 18 tới 24 tháng.

Khi đứa trẻ lớn lên, một số triệu chứng như rụng tóc, mặt quắt lại, da mỏng, mất mỡ dưới da xuất hiện. Trẻ em bị bệnh lão hóa sớm già nhanh hơn người bình thường 6-8 lần và thường không sống được quá 13 tuổi do bệnh tim.

Trong lịch sử y học, chỉ có khoảng 100 trường hợp bị bệnh lão hóa sớm.

Năm 2002, các nhà khoa học gần như đã trả lời được câu hỏi cái gì đã gây ra bệnh lão hóa sớm. Họ tin rằng nguyên nhân gây bệnh là sự biến đổi gene gọi là LMNA - tạo nên protein Lamin A.

Hội chứng ma sói

Những người bệnh bị hội chứng ma sói thường bị một lớp lông dày phủ khắp cơ thể.

Người cây

Dede Koswara, một người đàn ông Indonesia nổi tiếng trên thế giới là "người cây" thường xuyên phải chiến đấu với sự phát triển của các vẩy gỗ che phủ khắp người.

Thoát khỏi cái mà các bác sĩ gọi là một ca lây bệnh qua đường tình dục nguy hiểm, cuộc sống của Dede đã trở lại bình thường sau khi được phẫu thuật. Các bác sĩ đã bỏ 6kg bướu cây khỏi cơ thể người đàn ông này. Sau khi phẫu thuật, tay của Dede đã có thể cầm điện thoại di động và cần câu.

Tuy nhiên, chỉ sau 4 tháng phẫu thuật, tay của Dede lại bị bướu cây mọc trên người.

Sinh đôi ký sinh

Lakshmi Tatma chào đời với cái hông bị dính với người anh em sinh đôi không toàn vẹn. Phần cơ thể gắn liền với Tatma không có đầu, não và buộc các bác sĩ phải mất 27h để tách rời.

Trong suốt cuộc phẫu thuật, diễn ra tại bệnh viện Sparsh ở Bangladore, Ấn Độ, các nhà phẫu thuật đã bỏ chi thừa của Tatma, cấy lại một quả thận và dựng lại vùng xương chậu của bé gái này.

Lakshmi là cái tên được đặt theo tên một vị thần 6 chi trong đạo Hindu, người đại diện cho thịnh vượng và giàu có.

  • Hoài Linh (Theo FoxNews)