Điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết? Nhiều người không tin vào thế giới siêu nhiên nhưng một số người tuyên bố, nhờ công nghệ hiện đại ngày nay họ đã chụp được những hình ảnh mà họ gọi là ma. 
TIN BÀI KHÁC:


Ma cạnh cầu thang

Năm 1966, giáo sĩ về hưu Ralph Hardy đang chụp ảnh chiếc cầu thang xoắn ở khu Queen's House thuộc Bảo tàng hàng hải quốc gia ở Greenwich, Anh, thì ông bắt được hình ảnh này. Các chuyên gia đã phân tích phim âm bản và xác định không có sự giả mạo ở đó. 

Bức ảnh này cho thấy những gì nhiều người bắt gặp ở Queen's House là có thật. Những dấu chân, tiếng đóng cửa và tiếng hát của trẻ nhỏ thường được nghe thấy xung quanh cầu thang. Du khách tới bảo tàng cho biết họ từng bị những ngón tay vô hình cấu véo. 

Ma ngồi ghế sau xe

Năm 1959, Mabel Chinnery tới thăm mộ của mẹ mình trong một nghĩa địa ở Anh thì bà chụp một bức ảnh chồng mình đang ngồi một mình trong xe.

Mãi sau khi đem phim đi rửa, họ mới nhận ra không chỉ có mình ông chồng trong chiếc xe. Trong bức ảnh còn có một bóng người đeo kính ngồi ở ghế sau, và bà Chinnery nhận ra đó là mẹ mình. 

Một chuyên gia về ảnh đã kiểm tra và xác định bóng người phụ nữ trong xe không phải là một sự phản chiếu mà có thật. 

Ma trong nhà lao

Khi nhóm thực hiện chương trình truyền hình "Những người săn Ma" tới thăm nhà lao Eastern State ở
Philadelphia thuộc Pennsylvania, Mỹ, họ ghi lại được hình ảnh rất rõ của một thứ chạy ào đến máy quay rồi quay trở lại và chạy đi theo hướng khác. 

Ma ở Toys 'R' Us (TRU)

Toys 'R' Us ở Sunnyvale, California, là nhà của một người tên John và chính anh là người dựa vào bức tường phía trên tấm ảnh này.

Bức ảnh được chụp trong một cảnh quay cho chương trình truyền hình That's Incredible và không ai ở trong phòng nhìn thấy John lúc đó. 

Các nhà tâm linh như Sylvia Browne đã tới thăm cửa hàng này nhiều lần, thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc với hồn ma và phát hiện tên của người đàn ông trong ảnh là John. Hóa ra, John là một nhà truyền giáo và chỗ xây cửa hàng là một nông trại hồi những năm 1880. 

Các nhân viên của TRU cho hay, John thường chơi khăm họ và khách hàng, theo vào phòng của nữ giới và mở vòi nước, quăng búp bê ra khỏi kệ và thì thầm tên tuổi của nhân viên vào tai họ, chỉ để họ phải quay lưng lại mà chẳng thấy ai đứng cạnh.  

Ma ông nội


Denise Russell chụp tấm ảnh này cho bà nội cô năm 1997. Bà cô sống độc lập cho tới khi bước sang tuổi 90, và trong một chuyến picnic gia đình trước khi cụ qua đời, Denise chụp bức ảnh này. Không ai nhận ra một người đàn ông đứng sau bà nội cô trong suốt 3 năm, nhưng cuối cùng, họ nhận ra đó chính là ông nội của Denise, người đã chết từ năm 1984. 
 
Ma trẻ con

Năm 1946, một phụ nữ mang họ Andrews chụp ảnh ngôi mộ con gái đã chết của mình ở Queensland, Australia. Con gái cô qua đời năm trước đó khi mới 17 tuổi. Khi phim được đem rửa, Andrews choáng khi thấy hình ảnh một bé gái đang nhìn thẳng vào máy quay. 

Không có đứa trẻ nào trong nghĩa địa hôm đó, và Andrews không biết đứa trẻ trong bức ảnh. Cô khẳng định đứa bé không giống con gái mìnhkhi còn nhỏ. 
 
Nhiều năm sau đó, nhà nghiên cứu tâm linh Australia Tony Healy tìm hiểu vụ việc và tìm thấy mộ của hai bé gái nhỏ ngay cạnh mộ của con gái Andrews.

Thanh Hảo (Theo Oddee)