Từ sự ra đi của một số nhà lãnh đạo như Assad tới sự trỗi dậy của các cuộc tấn công mạng, những câu chuyện dưới đây có thể là tin nổi bật trong năm 2012.


Nếu bạn được yêu cầu chỉ ra 5 câu chuyện về chính sách ngoại giao hàng đầu của 2011, có lẽ điều đó sẽ không tốn nhiều thời gian. Bạn sẽ đưa Mùa xuân Ả rập lên đầu danh sách. Tiếp theo sẽ là cuộc khủng hoảng đồng euro. Bin Laden bị tiêu diệt có lẽ cũng lọt vào danh sách xếp hạng. Rồi sau đó là gì? Fukushima? Bất ổn ở Pakistan? Năm của những chiếc máy bay không người lái.

Có lẽ sẽ có một chút tranh luận về thứ tự các sự kiện hoặc sự kiện nào không lọt vào danh sách nổi bật. Và có lẽ sẽ có chút tranh luận về việc liệu có nên cho vào danh sách những câu chuyện có tiến triển chậm, gây tranh cãi lớn như thay đổi khí hậu, những tiến bộ trong mạng xã hội, nguy cơ ngày càng tăng của chứng khoán hóa, tài chính hóa hàng hóa, sự thất bại trong việc phát triển một cách hữu hiệu cơ chế cai quản siêu quốc gia, sự chuyển dịch về nhân khẩu học tạo nên sức ép chính trị từ Nga tới Israel, Trung Quốc, châu Âu và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, do năm nay đã trôi qua như một giấc mơ thì việc tạo nên một danh sách kiểu trên không quá khó khăn. Điều thực sự khó khăn là chọn ra những câu chuyện về chính sách đối ngoại quan trọng nhất trong năm 2012. Dự đoán những gì xảy ra năm 2012 đòi hỏi sự táo bạo, sáng tạo và quyết tâm, và dưới đây là những câu chuyện về chính sách ngoại giao quan trọng nhất của 2012 theo bình chọn của Foreign Policy.

Triều đại của Assad ở Syria sụp đổ

Những ngày nắm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad không còn nhiều. Với sự kiên cường của phe đối lập, sức ép từ các quốc gia láng giềng ngày càng tăng và những bước đi sai lầm của chính chính phủ của Tổng thống này thì cho dù nhận được sự ủng hộ của Hezbollah thì cũng không đủ để ông Assad ngồi chắc trên chiếc ghế quyền lực.

Tranh giành quyền lực tại Pakistan

Dự báo việc tranh giành quyền lực ở Pakistan hơi giống với dự báo thời tiết ngày mai sẽ giống hôm nay: khả năng bạn đoán đúng là 85%. Tuy nhiên, những tin đồn gần đây liên quan tới sức khỏe của ông Zardari chỉ cho thấy người Pakistan khó kiểm soát như thế nào. Như ở Ai Cập, quân đội cho rằng dân chủ cũng như chính trị là nở một nụ cười giả tạo trước ống kính máy quay. ISI (tình báo Pakistan) chẳng mất công mỉm cười, không quan tâm tới những phản ứng mà những chữ viết tắt tên của họ được in cố ý trên tay của môt nữ diễn viên, đem lại. Không rõ những bậc thầy về rối có quay trở lại chính quyền không nhưng dám cá rằng vào cuối năm tới ở Islamabad sẽ có lãnh đạo mới

Chủ nghĩa cực đoan lan rộng ở châu Phi buộc Mỹ phải hành động

Trong năm 2011, chúng ta có thể thấy các máy bay không người lái và quân đội lặng lẽ tiến vào châu Phi. Các chuyên gia an ninh Mỹ và châu Âu lo lắng về những kẻ cực đoan trong vùng, đặc biệt là những nơi như Nigeria. Phương Tây và Mỹ sẽ quan tâm nhiều hơn tới al Qaeda cũng như các tổ chức tương tự ở khu vực này. Tới cuối năm, dường như mối đe dọa an ninh này sẽ leo lên danh sách những vấn đề toàn cầu đáng quan tâm.

Thay đổi và chuyển dịch lớn

Nếu "Mùa xuân Ả rập" vẫn chưa đủ thì thay đổi sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt 2012. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những quốc gia tiêu thụ dầu quan trọng hơn và sự quan trọng của Mỹ sẽ giảm bớt. Trung Quốc ngày càng được coi là quốc gia chủ chốt đối với Pakistan, Afghanistan và Iran dù nước này trả vờ như họ không muốn liên quan. Mỹ sẽ tiếp tục rút quân và thay đổi sự chú ý theo hướng châu Á và hướng về đất nước. Israel sẽ tiếp tục hủy hoại bản thân với các chính sách định cư và bị suy yếu vì những xu hướng nhân khẩu học không thể đảo ngược. Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy và sự cân bằng quyền lực trong khu vực sẽ thay đổi khi trục trung hòa Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập bắt đầu làm dịch chuyển trung tâm trọng lực Ả rập Xê út/Vùng Vịnh. Cuộc chạy đua vũ trang trong vùng sẽ đến gần hơn trong khi bất ổn ở Pakistan sẽ ngày càng trở nên đe dọa.

Tấn công mạng lan tràn


Stuxnet chỉ là màn khởi đầu. Tiếp theo đó là mạng lưới điện hoặc hệ thống vận chuyển hay thị trường tài chính sẽ phải hứng chịu các vụ tấn công. Kết quả của nó sẽ thay đổi cách các nước tương tác và gây ra một sự bùng nổ các biện pháp an ninh mạng.

  • Lê Nguyễn (Theo FP)