Lở đất kinh hoàng ở Brazil; động đất, sóng thần tại Nhật Bản; lũ lụt tàn phá
Thái Lan...là những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong năm 2011.
TIN BÀI KHÁC:
5 sự kiện nổi bật ngành xây dựng 2011
Những nghiên cứu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011
Các trào lưu chụp ảnh kỳ cục nhất năm 2011
2011: Gió xoay chiều trên chính trường thế giới
Những tội ác ghê rợn nhất năm 2011
Những bức ảnh chấn động nhất năm 2011
Những nghiên cứu “ngớ ngẩn” nhất năm 2011
Các trào lưu chụp ảnh kỳ cục nhất năm 2011
2011: Gió xoay chiều trên chính trường thế giới
Những tội ác ghê rợn nhất năm 2011
Những bức ảnh chấn động nhất năm 2011
Ít nhất 257 người chết do bị nước lũ, bùn cuốn trôi khi đang ngủ trong trận mưa lớn và lở đất kinh hoàng tấn công một vài thị trấn miền núi gần thành phố Rio de Janeiro, Brazil vào rạng sáng ngày 12/1.
Trong đó, thị trấn Teresopolis, cách Rio khoảng 100km về phía bắc, có ít nhất 130 người đã thiệt mạng, Nova Friburgo có 107 người và Petropolis là18 người.
Hàng nằm, mưa lớn và lở đất đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trên khắp Brazil , đặc biệt là những người nghèo dựng nhà ở những nơi dốc và có móng không vững.
2. Động đất ở New Zealand (22/2)
Trận động đất mạnh 6,3 độ Richter xảy ra vào trưa 22/2 tại Christchurch, thành phố lớn thứ hai của New Zealand khiến 75 người thiệt mạng, 300 người mất tích, hàng chục tòa nhà đổ sập, xe cộ bị nghiền nát.
Cơn địa chấn này được đánh giá là trận động đất kinh hoàng, gây chết người nhiều nhất trong vòng 80 năm qua tại New Zealand.
3. Động đất, sóng thần Nhật Bản (11/3)
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, tổng cộng 15.840 người thiệt mạng, 5.950 người bị thương và 3.642 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản sau thảm họa kép vào ngày 11/3.
Trận động đất mạnh 8,9 độ Richter gây ra sóng thần cao 38,9 m đã khiến 125.000 công trình xây dựng bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Nhiều nhà máy phát điện đã ngưng hoạt động, và ít nhất 3 trong số các lò phản ứng đã hứng chịu những vụ nổ sau khi hệ thống làm mát bị hỏng.
Chính phủ Nhật Bản uớc tính thiệt hại do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD.
4. Bão lớn ở Mỹ (27/4)
Mưa to, gió lớn, lốc xoáy kéo dài từ đêm 27-29/4 đã tàn phá nặng nề các các bang phía Nam của nước Mỹ và khiến ít nhất 281 người thiệt mạng. Trong đó, bang Alabama bị tổn thất nặng nề nhất với hơn 195 người thiệt mạng.
Ngoài ra, siêu bão còn khiến 33 người tại Mississippi, 33 người tại Tennessee, 14 người tại Georgia, 5 người tại Virginia và 1 người ở Kentucky thiệt mạng, hàng ngàn người đã bị vùi trong đống đổ nát, riêng ở Tuscaloosa có tới 600 người.
Thống đốc bang Alabama-Robert Bentley cho biết có khoảng 1 triệu gia đình và cơ sở kinh doanh đã bị cắt điện.
5. Lốc xoáy tại Mỹ (24/5)
Cơn lốc xoáy kinh hoàng vào ngày 24/5 tại thành phố Joplin, bang Missouri của Mỹ đã khiến 116 người thiệt mạng. Trận lốc xoáy với sức mạnh khủng khiếp đã phá hủy các tòa nhà, lật tung nhiều ô tô, thậm chí là san phẳng toàn bộ một khu dân cư tại thành phố này.
Cơn lốc xoáy ở Joplin được cho là gây thiệt hại về người lớn nhất tại Mỹ trong vòng 6 thập kỷ.
Từ 21-24/5, khu vực miền Trung và Tây nước Mỹ đã phải đón nhận gần 50 trận lốc xoáy.
6. Núi lửa Chile (5/6)
Ngọn núi lửa Puyehue, cách thủ đô Santiago (Chile) 800 km về phía nam, bất ngờ phun trào quên đã khiến 3.500 người phải đi sơ tán. Mây tro bụi từ núi lửa đã bay tới quốc gia láng giềng Argentina.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1960, núi lửa Puyehue hoạt động trở lại. Trước đó, khoảng chục trận động đất đã được ghi nhận tại khu vực này.
Chile là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi núi lửa nhiều thứ 2 thế giới, sau Indonesia.
7. Lũ lụt Thái Lan (tháng 7-tháng 11)
Hơn 500 người đã thiệt mạng trong trận lũ lịch sử kéo dài từ đầu tháng 7 tới tháng 11 tại các tỉnh miền bắc Thái Lan.
Theo ông Annette Dixon, giám đốc Ngân hàng Quốc tế tại nước này, thiệt hại do trận lũ lụt lớn nhất trong 50 năm qua có thể lên tới 1,36 nghìn tỷ bath, tương đương 43,3 tỷ USD.
Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch chi 100 tỷ Baht (tương đương 4 tỷ USD) xây dựng lại nhà cửa, các công trình trọng điểm cũng như tái thiết lại nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau trận lụt.
8. Siêu bão Irene Mỹ (28/8)
Tính tới ngày 30/8, cơn bão Irene đổ bộ lên bờ biển đông bắc nước Mỹ vào ngày 28/8 đã khiến ít nhất 38 người tại 11 bang thiệt mạng và hàng triệu người phải sống trong cảnh mất điện nhiều ngày.
Tổng thiệt hại kinh tế do bão Irene gây ra đối với nước Mỹ có thể lên tới 20 tỷ USD, nhà kinh tế cao cấp Standard & Poor, Beth Ann Bovino nhận định.
9. Cháy rừng tại Texas, Mỹ (6/9)
Trận cháy rừng dữ dội vào hôm 6/9 tại bang Texas (Mỹ) đã thiêu rụi cây cối và nhà cửa trên khu vực rộng 25.000 ha.
Ít nhất 500 ngôi nhà đã bị phá hủy, 5.000 người phải di tản và 400 người đang sống trong các trại tạm trú khẩn cấp.
Đây là trận cháy rừng tồi tệ nhất trong 40 năm qua tại Mỹ.
10. Động đất Thổ Nhĩ Kỳ (23/10)
Hơn 600 người thiệt mạng và hàng ngàn tòa nhà bị phá hủy sau trận động đất mạnh 7,2 độ richter tấn công vào phía đông Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc 10 giờ 41 phút ngày 23/10 (theo giờ địa phương).
Cường độ của trận động đất này mạnh đến mức có thể cảm nhận rõ ràng ở phía tây bắc Iran.
Các nhà chức trách cho biết, trận động đất mạnh 7,2 độ richter đã khiến nhiều tòa nhà bị đổ, đường dây điện và điện thoại bị đứt.
Sầm Hoa (Tổng hợp)