Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kết thúc tối qua (2/2) mà không đạt được thỏa thuận nào về một dự thảo nghị quyết nhằm ép chính phủ Syria phải kết thúc chiến dịch trấn áp người biểu tình phản đối.
TIN BÀI KHÁC:
Sống ở nơi đắt đỏ nhất thế giới
Bầu cử TT Mỹ bị định hình bởi người nhiều tiền?
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không đạt được nhất trí về dự thảo nghị quyết Syria.
Các đại biểu cho biết, một văn bản khác đang được soạn thảo để họ gửi về nước xem xét.
Đại sứ Anh Mark Lyall Grant nói với các phóng viên sau phiên họp rằng, một phiên bản mới của dự thảo nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu "sớm nhất có thể". Tuy nhiên, chưa rõ khi nào các cuộc họp có thể bắt đầu lại, hoặc khi nào Hội đồng Bảo an có thể bỏ phiếu.
Theo các nhà ngoại giao giấu tên, điểm kẹt của cuộc họp vẫn là những từ ngữ trong nghị quyết mà các đại biểu phương Tây hiểu là sự ủng hộ đối với một kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ảrập kêu gọi Tổng thống Syria Bashar Assad từ bỏ quyền lực, trong khi Nga tuyên bố nước này sẽ phản đối bất kỳ nghị quyết nào có thể được hiểu là kêu gọi thay đổi chế độ.
Đại sứ Nga Vitaly Churkin không nhắc đến các chi
tiết sau phiên họp. Ông chỉ nói với các phóng viên: "Kết quả cuối cùng là chúng
tôi có một văn bản mà chúng tôi sẽ báo cáo về nước, và chúng tôi sẽ xem xét kết
quả sẽ là gì. Tôi sẽ rất vui nếu chúng ta có một tiến trình mà sẽ thành công".
Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Nga có thể dùng quyền phủ
quyết của mình để vô hiệu hóa dự thảo. Hồi tháng 10, Nga và Trung Quốc, một
thành viên thường trực khác, đã cùng phủ quyết để vô hiệu hóa một nghị quyết lên
án bạo lực ở Syria.
"Chúng tôi đã có những gì tôi có thể miêu tả là các cuộc thảo luận đôi lúc khó
khăn nhưng rút cục là hữu ích", Đại sứ Nga Susan Rice bình luận sau cuộc họp
ngày 2/2. "Chúng tôi vẫn đang làm việc. Chuyện này chưa xong".
"Vẫn còn một số vấn đề phức tạp mà chính phủ của chúng tôi sẽ cần thảo luận kỹ",
bà nói thêm và không nhắc đến chi tiết.
Theo các nhà ngoại giao, một số cuộc họp chủ chốt nữa sẽ được tổ chức trong
những ngày sắp tới, bao gồm các thành viên Hội đồng Bảo an có thể tác động đến
các cuộc đàm phán và một cuộc bỏ phiếu cuối cùng.
Trong số đó có Hội nghị An ninh Munich vào cuối tuần này ở Đức, nơi Ngoại trưởng
Mỹ Hillary Clinton cho biết bà sẽ thảo luận về nghị quyết với người đồng nhiệm
Nga Sergei Lavrov.
Tháng trước, Liên Hợp Quốc ước tính ít nhất 5.400 người đã thiệt mạng kể từ khi
làn sóng nổi dậy chống chế độ Assad bắt đầu 10 tháng trước. Tổ chức này cho biết
họ không thể cập nhật con số thương vong tổng thể, bởi vì những hỗn loạn ở Syria
khiến cho họ khó kiểm tra chéo các con số mới nhất.
Thanh Hảo (Theo CNN, AP)