Nga và Trung Quốc có thể sắp ký một hợp đồng trị giá 4 tỉ USD để chuyển 48 chiếc phi cơ chiến đấu Sukhoi Su-35 Flanker-E cho không lực Trung Quốc.


Phi cơ Su-35 của Nga
Theo thông tin từ tờ Kommersant, "các bên đã đi đến nhất trí về việc chuyển 48 chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm Su-35 trị giá 4 tỉ USD cho Trung Quốc".

Theo tờ báo, hợp đồng này chỉ có một trở ngại duy nhất là Moscow yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo giữ bản quyền về việc sản xuất những chiếc Su-35.

"Moscow không chỉ nhằm mục đích đảm bảo sự hiện diện của họ trên thị trường [máy bay chiến đấu] của Trung Quốc, mà còn cố gắng ngăn việc sản xuất phi cơ chiến đấu "nhái" của Nga sang cho các bên thứ ba nhằm hưởng lợi về giá" - tờ báo trích lời của một quan chức chính phủ Nga.

Trung Quốc đã có một số lượng tương đối các phi cơ chiến đấu tân tiến dựa trên thiết kế của Nga và các nước khác, và hầu như phụ thuộc hoàn toàn và các bản sao thiết kế của Liên Xô cho tới khi quan hệ Trung - Xô gặp trục trặc hồi năm 1960.

Chiếc máy bay chiến đấu Thành Đô J-10 của Trung Quốc được cho là có nền tảng đa phần giống với chiếc máy bay chiến đấu Lavi của Israel, còn chiếc Thẩm Dương J-11 lại được cho là na ná như chiếc Su-30 Flanker -C, còn thiết kế Thành Đô FC-1 giữa Trung Quốc và Pakistan lại có các động cơ gần giống của Nga và các công nghệ khác từ chiếc MiG-29.

Nhiều người cho rằng chiếc J-15 do Trung Quốc xây dựng có ý tưởng gần như chiếc Sukhoi T-10K-3 - một chiếc chiến đấu cơ được chở trên tàu sân bay mà Trung Quốc mua lại được của Ukraina.

Chiếc phi cơ chiến đấu Su-35 là chiếc máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, động cơ  đẩy vector117S có công suất lớn, có khả năng tham gia nhiều mục tiêu trên không cùng lúc và sử dụng các tên lửa và vũ khí bán chủ động.

Máy bay tiêm kích này được gọi là "máy bay chiến đấu thế hệ 4++ sử dụng công nghệ của thế hệ thứ năm".

  • Lê Thu (theo RIA)

Ai đang 'cống' tiền cho vũ khí của Nga
Mỗi năm, kinh doanh vũ khí trên khắp thế giới vẫn tăng đều. Trong đó, phát đạt nhất phải kể đến Nga, Mỹ, và mới đây là Đức với doanh thu khổng lồ.

Những công ty giàu lên nhờ chiến tranh
Kể từ năm 2002, tổng doanh thu của 100 công ty sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới đã tăng 60%. Sự gia tăng này phản ánh xu hướng chi tiêu quân sự ngày càng tăng trong suốt một thập niên qua.