Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng một vệ tinh vào quỹ đạo để chào mừng 100 năm ngày sinh Kim Nhật Thành, song nhiều nước lo ngại đó thực chất là một vụ thử tên lửa tầm xa.


Từ năm 2009, khi Triều Tiên phóng tên lửa đa tầng và rơi xuống Thái Bình Dương khi chưa tới đích (ngoài không gian) thì Mỹ đã chuẩn bị cho việc này. Trong trường hợp, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể ra khỏi khí quyển (như vậy sẽ có thể chạm tới bờ tây của Mỹ) thì Washington đã phát triển hệ thống phòng thủ đa tầng có thể bắn hạ tên lửa ở từng giai đoạn bay của nó.

Dưới đây là những cách Mỹ có thể dùng để bắn hạ tên lửa Triều Tiên.

Giai đoạn đẩy: 3-5 phút


1. Sử dụng laser từ máy bay

Cơ quan phòng thủ tên lửa đã trang bị cho một chiếc Boeing 747-400F cảm biến hồng ngoại và laser năng lượng cao ở mũi máy bay, vốn có khả năng tiêu diệt tên lửa ngay trong phút đầu tiên khi tên lửa vừa được phóng. Theo kế hoạch, vụ thử nghiệm đầu tiên nhằm vào mục tiêu đang bay được tiến hàng trong năm 2009.

2. Đánh chặn bằng động năng

Đánh chặn bằng động năng (KEI) đã đáp ứng nhu cầu về một hệ thống đánh chặn di động đặt chân mặt đất. Một bệ phóng đặt trên một phương tiện di chuyển sẽ bắn tên lửa, đủ nhanh để hủy mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo đang đến gần. Việc thử nghiệm bắt đầu vào 2009 và kết thúc vào 2011.

Giai đoạn trung gian: tới 20 phút


3. Phòng thủ bằng hệ thống chiến đấu Aegis

Trong giai đoạn đầu và cuối của một chặng bay trung gian, một tên lửa sẽ có 4 giai đoạn, trong đó có điểm lần theo dấu tên lửa đạn đạo liên lục địa để dẫn đường cho tên lửa đánh chặn đặt ở Alaska và California.

4. Tên lửa đánh chặn đặt trên mặt đất

GBI là hệ thống phòng thủ duy nhất có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa trong giai đoạn trung gian. Khi GBI ba giai đoạn ra khỏi khí quyển, nó thả ra một tàu vũ trụ nhỏ có thể theo dấu sau đó đâm vào đầu đạn đang lao tới.

Giai đoạn cuối: 30 giây tới 1 phút


5. Tên lửa Patriot tiên tiến

Đời đầu của hệ thống Patriot được dùng để tiêu diệt máy bay, song sau đó nó được nâng cấp để tiêu diệt tên lửa đạn đạo. Hệ thống PAC-3 được triển khai tại các căn cứ của Mỹ và để bảo vệ các nước đồng minh. Tên lửa của PAC-3 nhận diện mục tiêu bằng radar nhưng chỉ trong khoảng 200km.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối tầm cao cho khu vực (THAAD)

THAAD là hệ thống phòng không cơ động chuyên dùng để bắn chặn tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung trong giai đoạn cuối của chúng. Hệ thống radar băng X sẽ đảm bảo độ chính xác của tên lửa thuộc THAAD

  • Lê Nguyễn (Theo PM Tech)