Xuống "địa ngục" và quay lại mặt đất mỗi ngày chính là công việc của các công nhân mỏ lưu huỳnh ở Indonesia. Họ làm việc theo ca, 12h/ca tại núi lửa đang hoạt động. Làm việc trong điều kiện độc hại như vậy, tuổi thọ của những người này khó vượt quá 30.
Mỹ mở "phiên tòa thế kỷ" xử khủng bố 11/9
Khi dầu lửa chưa phải là "vua"
Những người thợ mỏ này, chỉ kiếm được khoảng 90.000/ngày, phải đem những chiếc giỏ chứa đầy lưu huỳnh vàng, cứng, nặng từ 70-90kg đi từ miệng núi lửa lên một sườn dốc khoảng 10 lần/ngày. Khoảng 200 công nhân dũng cảm hàng ngày làm việc 12h tại đỉnh núi lửa Ijen, Indonesia.
Không khí và khói độc hại như vậy có thể gây chết người nếu hít thở nó trong một thời gian dài. Do đó, các công nhân mỏ trên phải chấp nhận những rủi ro với mạng sống để cung cấp chất liệu trên cho các công ty dầu và chất tẩy.
Hầu như không hoặc ít khi sử dụng các thiết bị an toàn, các công nhân tự bảo vệ mình khỏi khói độc bằng cách trùm giẻ ướt lên mặt hoặc đeo mặt nạ phòng khí.
Khí thoát ra từ núi lửa được dẫn qua một mạng lưới các đường ống gốm để tạo ra lưu huỳnh đặc.
Những thương tổn nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề về mắt và ngực, là chuyện thường xảy ra với công nhân trên. Tuy nhiên, họ chấp nhận điều đó vì thu nhập cao gấp đôi những công nhân trồng cà phê.
Ngoài khí độc, các công nhân trên làm việc gần hồ acid sulphuric lớn nhất thế giới. Độ PH trong "nước" là 0,5, tương tự acid trong ắc quy xe ô tô. Hồ acid màu xanh rộng khoảng 1km và nằm ở phía tây núi lửa Gunung Merapi - đỉnh núi cao nhất của quần thể núi lửa Ijen.
Lưu huỳnh thường được các nhà máy lọc dầu sử dụng trong quá trình sản xuất chất tẩy và phân bón.
- Hoài Linh (Theo DailyMail)